Phòng nguy cơ lây nhiễm chéo sởi trong bệnh viện

Bệnh dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân đã được nhiều bệnh viện kích hoạt, đặc biệt là việc kiểm soát lây nhiễm chéo để tránh "bệnh chồng bệnh".

Ba tháng đầu năm 2025, Hà Nội ghi nhận số ca mắc sởi đã tăng lên 1.270 ca, trong đó có một ca tử vong và 92 ca lây nhiễm chéo tại bệnh viện.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai, bệnh nhân đến khám điều trị sởi tăng, khoảng 20 bệnh nhân/ ngày. Hầu hết bệnh nhân mắc sởi là trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Nga, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai cho hay: “Thời gian vừa qua, khi tiếp nhận các cháu vào điều trị bệnh sởi, chúng tôi nhận thấy rằng với các cháu mà chưa hoàn toàn tiêm phòng sởi sẽ có diễn biến triệu chứng lâm sàng mạnh hơn và cũng hay có biến chứng nhiều hơn như viêm thanh quản, viêm phổi.... so với trẻ đã được tiêm đầy đủ”. 

Anh Ngô Quốc Phong, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Tôi thấy dịch sởi năm nay rất nguy hiểm. Con nhà tôi bị viêm amidan, sau khi sốt vì amidan thì bắt đầu phát ra sởi, nên sốt bị kéo dài. Tôi đã sai lầm khi không tiêm sởi cho con”.

Sởi là bệnh có khả năng lây lan rất mạnh. Chỉ cần tiếp xúc trong một thời gian ngắn, khoảng 15 phút, trong phòng kín, 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh.

Để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo sởi, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp đã bố trí khu vực tầng ba riêng biệt để thu dung điều trị bệnh nhân mắc sởi. Đối với bệnh nhân nghi ngờ mắc được bố trí phòng riêng, đồng thời tăng cường vệ sinh, khử khuẩn.

Khi các bệnh viện tuân thủ việc phân loại, hướng dẫn thu dung, điều trị, cách ly và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Bộ Y tế cũng nhấn mạnh việc hạn chế số lượng người thăm bệnh trong các cơ sở y tế, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện và cộng đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.

Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.

Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.

Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.

Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.

Sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc danh mục các sản phẩm "sữa giả", do một trong các công ty mà Bộ Công an vừa triệt phá.