Hà Nội ghi nhận hơn 200 ca mắc sởi trong tuần
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, gặp chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi. Dự báo, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng và có xu hướng tăng ở nhóm trên 6 tuổi.
Như vậy cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố ghi nhận 1.665 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã; trong khi cùng kỳ năm 2024 không có ca bệnh. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, trong đó 12,1% dưới 6 tháng tuổi; 15,2% từ 6-8 tháng; 9,7% từ 9-11 tháng; 22,1% từ 1-5 tuổi; 14,3% từ 6-10 tuổi; 26,6% trên 10 tuổi.
Không chỉ sởi, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 191 trường hợp mắc tay chân miệng, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm 2025 đến nay là 976 trường hợp, tăng 391 trường hợp so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó ghi nhận thêm 5 ổ dịch tay chân miệng tại các quận, huyện: Ba Vì, Nam Từ Liêm, Phúc Thọ, Hoài Đức. Cộng dồn đến thời điểm hiện tại Hà Nội ghi nhận 18 ổ dịch, còn 9 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Nam Từ Liêm, Ba Vì, Hoài Đức, Hà Đông, Phúc Thọ. Ngoài ra, trong tuần, thành phố cũng ghi nhận 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 4 trường hợp mắc uốn ván người lớn tại các quận, huyện: Chương Mỹ, Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Quốc Oai.

Để tăng cường công tác phòng chống dịch đặc biệt là sởi và tay chân miệng, CDC Hà Nội cũng đề nghị, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tiếp tục rà soát và tổ chức tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng chiến dịch, tập trung đối tượng trẻ 6 đến dưới 9 tháng và trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi. Đồng thời, tăng cường giám sát phát hiện bệnh tay chân miệng tại cộng đồng và trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch; tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng theo quy định.
Bên cạnh đó, ngành Y tế và ngành Giáo dục Hà Nội cần phối hợp tốt trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, tay chân miệng... trong trường học; phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vắc xin trong trường học; tuyên truyền cho phụ huynh các biện pháp phòng bệnh.


Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết qua quá trình rà soát các loại sữa đang được dùng tại đây phát hiện có sản phẩm sữa thuộc danh mục các sản phẩm sữa giả vừa bị phát hiện.
Ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công, đem lại hy vọng sống cho một bé gái 21 tháng tuổi.
Hàng trăm nghìn người tiêu dùng vì hâm mộ, tin tưởng đã biến mình thành những nạn nhân mà không hề hay biết khi tin vào lời quảng cáo của những người nổi tiếng.
Tháng Tư được xem là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch bệnh do thời tiết giao mùa, trong đó có dịch tay chân miệng.
Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.
Sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc danh mục các sản phẩm "sữa giả", do một trong các công ty mà Bộ Công an vừa triệt phá.
0