Nét đẹp văn hoá đạo hiếu của dân tộc Việt Nam

Lễ tri ân cha mẹ với chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên” vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh đạo hiếu, khơi dậy sự gắn kết trong gia đình.

Đây đã là năm thứ 3 liên tiếp Lễ tri ân cha mẹ “Bách thiện hiếu vi tiên” được tổ chức và lan tỏa. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng, Lễ hội Bách Thiện Hiếu Vi Tiên, đã đưa nội hàm chữ "hiếu" vào nội hàm tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ của người Việt tạo nên ý nghĩa lớn, nên được nhân rộng.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều hệ giá trị bị đảo lộn, việc phát huy nêu cao chữ "hiếu" đặc biệt có ý nghĩa. Vì vậy, lễ hội thể hiện một tinh thần đẹp của dân tộc, chạm tới mong muốn nguyện ước của nhiều tầng lớp nhân dân.

Chị Nguyễn Minh Phương (xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ: "Buổi lễ tri ân này làm cho em cảm thất rất xúc động. Một buổi lễ rất ý nghĩa để những người con gửi gắm sự hiếu thảo, hiếu thuận đến với cha mẹ đã sinh thành ra mình, nuôi nấng mình khôn lớn như ngày hôm nay".

3 năm qua, chương trình ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều người. Thời điềm tổ chức đúng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và tháng Tiệc Mẫu khiến buổi lễ càng thêm ý nghĩa, để mỗi người nhớ về cội nguồn và trân trọng những gì mình đang có.

Đồng thầy Huyền Tích - Thủ nhang Đền Cô Bé Ngai Vàng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết: “Trong mọi thời đại chữ hiếu vẫn được giữ gìn, được phát huy. Người cha, người mẹ nào ai cũng muốn con mình thành đạt nhưng thành đạt rồi phải có chữ hiếu. Buổi lễ “Bách thiện hiếu vi tiên” làm cho các thành viên gia đìn thêm gắn kết; trong cuộc sống bận rộn nhiều khi chữ hiếu bị lãng quên, mình ít có thời gian gần gũi chăm sóc cha mẹ, buổi lễ này khơi dậy lòng hiếu đạo của con cái với cha mẹ”.

Lễ tri ân cha mẹ “Bách thiện hiếu vi tiên” cũng lần đầu tổ chức cuộc thi thơ với chủ đề “Chữ hiếu của Người Việt Nam”nhằm tôn vinh những nhân vật hiếu thảo trong lịch sử dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Hội thảo khoa học Quốc gia “50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” đã diễn ra vào chiều 18/4.

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC tại các địa danh nổi tiếng ở 63 tỉnh, thành phố nhằm quảng bá các di sản, thúc đẩy du lịch.

Triển lãm “Thiên Thanh" với 30 tác phẩm hội hoạ mang thông điệp về vẻ đẹp thiên nhiên sơ khai, đa sắc màu; đưa người xem vào một thế giới hạnh phúc, an lành, đánh thức mọi giác quan với nguồn năng lượng lạc quan và tươi sáng.