Giữ lửa nghề ở làng giò chả 500 tuổi

Những người thợ Giò chả Ước Lễ, Tân Ước, Thanh Oai lại hội tụ với nhau hội làng trong tháng Ba âm lịch.

Năm nay, một ống chả quế 100kg đã được đắp lên để dâng Thành Hoàng làng, nhằm tưởng nhớ công ơn tổ tiên đã phát triển cho quê hương nghề sản xuất giò chả nổi tiếng.

Ngay từ 7h30 sáng, tại khu chợ cổ làng Ước Lễ - ngôi làng nổi tiếng 500 năm với nghề giò chả truyền thống, hàng chục tay thợ đã sẵn sàng giã những mẻ giò đầu tiên cùng với cối, chày. Với những người thợ, nghề truyền thống đã ăn sâu vào tim, dù lâu lâu mới được thể hiện, họ vẫn say sưa vào cuộc nhiệt tình.

Ông Đặng Quốc Phương, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội chia sẻ: “12 tuổi tôi đã cầm chày rồi. Bây giờ xã hội phát triển thì quy trình làm chạy bằng máy. Nhưng anh em chúng tôi vẫn duy trì làng nghề truyền thống giã giò chả bằng cối chày để duy trì nghề truyền thống cho con cháu mai sau”.

Ông Tô Đình Thảo, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội chia sẻ: “Làm bằng máy thì giò chả làm được nhiều. Giã tay lâu mà mệt so với máy không năng suất. Nhưng mình rất hào hứng mỗi khi dân làng có việc, mình ôn lại ký ức xưa của cha ông ta để lại. Mình vẫn phải giữ nghề truyền thống giã tay để lưu truyền hết từ đời này sang đời khác”.

Sau những mẻ giò giã tay cho mịn, đều, giò được đắp lên cây chả quế. Chả quế được đắp thành nhiều lớp sau đem nướng với than hoa. Trong vòng hơn 3h đồng hồ, người dân đã hoàn thành cây chả quế nặng 100kg để mang cúng đình, rước cùng kiệu Thánh, tưởng nhớ tổ nghề.

Ông Nguyễn Văn Mùi, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Ước Lễ, Xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội cho biết: “Tổ tiên để lại cho cư dân làng Ước Lễ nghề giò chả. Các cụ đã đi làm khắp mọi miền đất nước. Nay nhân Lễ Kỳ Phước, ngày hội làng, các thành viên trong làng tái hiện lại giò chả mang lại hình ảnh đẹp từ xưa để lại”.

Ông Nguyễn Viết Tường, Trưởng thôn Ước Lễ, Xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội cho biết: “Làng tôi là đất làng nghề, cái tuổi như chúng tôi ai cũng có thể vào cuộc làm được. Không nhất thiết là phải tìm người để làm. Mọi người cứ vào là làm thôi. Thứ nhất là trải nghiệm, thứ hai là lưu truyền nghề cho mai sau”.

Năm nào người làng Ước Lễ cũng làm một số sản vật để cúng lễ. Nhưng phải 5 năm mới có một lần tổ chức lễ rước để cả làng cùng tham gia. Biết ơn nghề, sau lễ hội, những người dân của làng Ước Lễ tỏa đi bốn phương trời để mưu sinh, lập nghiệp, cha truyền con nối để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của ông cha.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.