Liên hợp quốc xem xét sáp nhập hàng loạt cơ quan

Liên hợp quốc đang cân nhắc một kế hoạch cải tổ sâu rộng nhằm tái cấu trúc bộ máy hoạt động toàn cầu, trong bối cảnh tổ chức này đối mặt với áp lực tài chính nghiêm trọng và yêu cầu tinh giản từ các quốc gia thành viên, đặc biệt là Mỹ.

Theo một bản ghi nhớ nội bộ dài 6 trang mà hãng tin Reuters tiếp cận được, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc đã đề xuất hợp nhất hàng chục cơ quan hiện nay thành bốn khối chính: hòa bình và an ninh, nhân đạo, phát triển bền vững và nhân quyền. Đây là một phần trong nỗ lực cải cách toàn diện do Tổng Thư ký Antonio Guterres khởi xướng từ tháng 3 năm nay.

Một phương án cụ thể là sáp nhập các hoạt động của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cao ủy về người tị nạn (UNHCR) thành một cơ quan nhân đạo duy nhất.

Ngoài ra, tài liệu cũng đề xuất chuyển Chương trình phòng chống HIV/AIDS (UNAIDS) vào WHO, cắt giảm số lượng phiên dịch viên trong các cuộc họp và thậm chí đề cập khả năng hợp tác sâu hơn giữa Liên hợp quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dù WTO không thuộc hệ thống Liên hợp quốc.

Tài liệu nêu rõ nhiều vấn đề tồn tại trong hệ thống hiện nay, bao gồm “nhiệm vụ chồng chéo”, “sử dụng nguồn lực kém hiệu quả” và “phình to bộ máy lãnh đạo cấp cao”.

Việc thúc đẩy cải cách diễn ra trong bối cảnh Liên hợp quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong 80 năm hoạt động. Mỹ - nhà tài trợ lớn nhất của Liên hợp quốc hiện đang nợ khoảng 2,7 tỷ USD, bao gồm cả ngân sách thường niên và các chương trình gìn giữ hòa bình. Các khoản cắt giảm viện trợ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tác động nặng nề đến hoạt động của các cơ quan nhân đạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ukraine vừa tiến hành một trong những cuộc tấn công quy mô lớn nhất từ đầu năm đến nay nhằm vào thành phố Sevastopol – trung tâm hải quân chiến lược của Nga trên bán đảo Crimea.

Liên minh châu Âu (EU) đã tái khẳng định lập trường không công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea, bất chấp những diễn biến liên quan đến các nỗ lực đàm phán do Mỹ làm trung gian nhằm chấm dứt xung đột Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce ngày 2/5 cho biết, Mỹ sẽ không tiếp tục đóng vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm hiện nay thuộc về chính các bên xung đột.

Liên hợp quốc đang cân nhắc một kế hoạch cải tổ sâu rộng nhằm tái cấu trúc bộ máy hoạt động toàn cầu, trong bối cảnh tổ chức này đối mặt với áp lực tài chính nghiêm trọng và yêu cầu tinh giản từ các quốc gia thành viên, đặc biệt là Mỹ.

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ không gia hạn việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Ukraine sau ngày 5/6/2025.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda ký một thỏa thuận hòa bình tại Nhà Trắng trong khoảng hai tháng tới.