Giá trị vốn hóa của Microsoft chạm 3.000 tỷ USD

Giá trị vốn hóa thị trường của “người khổng lồ công nghệ” Microsoft đã lần đầu tiên chạm ngưỡng 3.000 tỷ USD, qua đó giữ vị trí công ty có giá trị lớn thứ hai toàn cầu chỉ sau Apple.

Thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) từ đầu năm tới nay chứng kiến một cuộc đua song mã quyết liệt giữa Microsoft và Apple để giành vị trí mã chứng khoán số một và từng có giai đoạn ngắn nhà sản xuất điện thoại iPhone đã để tập đoàn phần mềm số một thế giới vượt lên dẫn trước.

Giới phân tích cho rằng động lực đẩy giá trị thị trường của Microsoft tăng mạnh đó là dòng vốn đầu tư ấn tượng đổ vào ChatGPT, một chatbot do công ty công nghệ OpenAI phát triển và ra mắt tháng 11/2022.

Giá trị vốn hóa của Microsoft chạm 3.000 tỷ USD

Microsoft được coi là người đi tiên phong trong cuộc đua thống trị thị trường Trí tuệ Nhân tạo (AI). Sử dụng công nghệ của OpenAI, Microsoft đã tung ra những phiên bản mới hơn các phần mềm hàng đầu, như công cụ tìm kiếm Bing, và dự kiến sẽ cạnh tranh hiệu quả hơn với dịch vụ tìm kiếm số một thế giới Google.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.