Tranh cãi về kiểm duyệt thông tin tại Mỹ

Nước Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt mới về kiểm duyệt thông tin trên các nền tảng mạng xã hội, khi gã khổng lồ truyền thông Meta, công ty mẹ của Facebook, Instagram và Threads thông báo sẽ chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ, thay vào đó, cho phép người dùng tự góp ý xác minh thông tin.

Thay đổi này không chỉ ảnh hưởng tới hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới, mà còn làm dấy lên nhiều tranh cãi về quyền tự do ngôn luận cũng như nguy cơ xuất hiện nhiều nội dung gây hại và thông tin sai lệch trên các mạng xã hội hiện nay.

Trong tuyên bố qua video được chia sẻ trên Facebook, tỷ phú Mark Zuckerberg, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Meta thừa nhận hệ thống kiểm duyệt phức tạp của tập đoàn này đã gây ra nhiều vấn đề. Quá nhiều nội dung không vi phạm đã bị gỡ bỏ khỏi nền tảng một cách không cần thiết, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Với quyết định giải thể đội ngũ kiểm duyệt, Meta được cho là đang theo gương mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk, khi triển khai một hệ thống kiểm duyệt thông tin do chính cộng đồng người dùng mạng xã hội điều hành. Mô hình này sẽ chính thức ra mắt trong vài tháng tới.

Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Meta, ông Mark Zuckerberg cho biết: “Tôi bắt đầu xây dựng phương tiện truyền thông xã hội để mọi người có tiếng nói. Tuy nhiên, cuộc bầu cử tại Mỹ gần đây giống như một bước ngoặt văn hóa hướng đến việc ưu tiên quyền tự do ngôn luận một lần nữa. Vì vậy, chúng tôi sẽ quay trở lại với mục tiêu ban đầu của mình, tập trung vào việc giảm lỗi kiểm duyệt, đơn giản hóa các chính sách và khôi phục quyền tự do ngôn luận trên các nền tảng của chúng tôi”.

Meta lần đầu tiên ra mắt chương trình kiểm duyệt thông tin năm 2016, nhằm ngăn chặn việc lan truyền các thông tin sai lệch, gây chia rẽ người dân Mỹ. Đến năm 2023, chương trình này đã được mở rộng hoạt động tới gần 100 tổ chức với hơn 60 ngôn ngữ trên toàn cầu.

Thay đổi mới của Meta được xem là cuộc cải tổ lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ này trong việc quản lý nội dung trên mạng xã hội, đặc biệt là các nội dung chính trị. Nhiều chuyên gia theo quan điểm bảo thủ đã ủng hộ sự thay đổi của Meta, khẳng định các nền tảng truyền thông xã hội cần tạo điều kiện, chứ không phải hạn chế các cuộc trò chuyện.

Ông Jon Schweppe, Giám đốc chính sách tại American Principles Project, cho hay: “Tôi thích ý tưởng dân chủ hóa việc kiểm duyệt nội dung trên thực tế. Mọi người nên được tự do trò chuyện và nền tảng mạng xã hội chỉ đóng vai trò là trọng tài công bằng, bạn biết đấy, xác định điều gì nên được ưu tiên và điều gì không”.

Trong khi đó, một số ý kiến lo ngại về nguy cơ lan truyền các thông tin sai lệch trên mạng xã hội, bất chấp việc Meta khẳng định hệ thống mới sẽ tập trung vào các hành vi bất hợp pháp và có mức độ nghiêm trọng cao, trong đó có khủng bố và ma túy.

Bà Jillian York, giám đốc phụ trách quyền tự do ngôn luận quốc tế tại Electronic Frontier Foundation, cho biết: “Tôi luôn ủng hộ quyền tự do ngôn luận hơn trên các nền tảng mạng xã hội. Nhưng chúng ta đang ở một kỷ nguyên khác trước kia rất nhiều. Mọi người có kỳ vọng về sự an toàn trên các nền tảng này. Tôi cho là thông tin sai lệch sẽ tràn lan trên mạng xã hội”.

Theo hãng tin CNN, sự thay đổi trên xuất hiện trong bối cảnh ban lãnh đạo Meta đang nỗ lực cải thiện đường lối theo hướng trung dung hơn, nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trước thềm lễ nhậm chức cuối tháng này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Nga đã tạm dừng các hoạt động quân sự trong thời gian ngừng bắn 72 giờ nhân dịp kỷ niệm 80 năm chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Đòn không kích của Ấn Độ vào Pakistan ngày 7/5 đã thổi bùng trở lại điểm nóng Nam Á. Phía sau vụ tấn công là loạt chi tiết đáng chú ý, từ vũ khí do Trung Quốc sản xuất, vai trò kiềm chế của Mỹ đến thông điệp cứng rắn mà New Delhi muốn gửi đi.

Một cuộc chạm trán của 125 máy bay chiến đấu trong vòng hơn một giờ vừa diễn ra giữa không quân Ấn Độ và Pakistan, được coi là một trong những cuộc không chiến lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử.

Quân đội Ấn Độ đã triển khai một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý vào sáng 7/5, trong một chiến dịch quân sự mang tên Sindoor. Vì sao Ấn Độ lại lựa chọn những địa điểm này và chúng có ý nghĩa chiến thuật như thế nào đối với chiến dịch Sindoor? Các bên liên quan đã đưa ra những tuyên bố gì về các cuộc tập kích này? Động lực nào thúc đẩy Ấn Độ phát động chiến dịch tấn công ngay từ đầu?

Quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể nghi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với người đồng cấp Cuba Miguel Diaz-Canel vào ngày 7/5 nhằm tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia.