Ngừng chiến Mỹ - Houthi: Điểm dừng sách lược

Không thể hiện bằng văn bản được ký kết, chỉ thông qua tuyên cáo miệng, Mỹ và phe phiến binh người Houthi ở Yemen đồng thời cho biết cùng ngừng tấn công quân sự nhằm vào nhau.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hồ hởi tuyên bố phe phiến binh người Houthi ở Yemen đã "đầu hàng Mỹ" trong khi phe này lại cho rằng đã thắng Mỹ. Ai thắng và ai thua, ai yếu thế và ai lép vế thật sự khó có thể được phân định rõ ràng và khách quan tuỳ theo góc độ nhìn nhận của cả bên trong lẫn bên ngoài. Nhưng có thể chắc chắn được hai điều sau:

Thứ nhất, hai bên mới ngừng chiến với nhau. Phe phiến binh người Houthi ngừng tấn công tàu thuyền của Mỹ và đồng minh đi lại trên Biển Đỏ. Phía Mỹ ngừng không kích vào phe này ở bên trong lãnh thổ của Yemen. Hiện không có gì đảm bảo rằng ngừng chiến này sẽ kéo dài mãi mãi. Bất kỳ biến cố nhỏ nào do phía bên này hay phe bên kia gây ra đều có thể dẫn đến vòng xoáy mới về tấn công quân sự lẫn nhau.

Thứ hai, cả hai phía hiện đều có nhu cầu cấp bách và lợi ích thiết thực với việc ngừng chiến. Nhu cầu và lợi ích này buộc hai phía phải có động thái sách lược là cùng nhau ngừng chiến.

Ông Trump kể từ khi trở lại cầm quyền ở nước Mỹ đến nay không kích lực lượng phiến binh người Houthi ở Yemen ác liệt hơn hẳn những người tiền nhiệm và cả so với trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ trước đó của ông. Hiện tại, ông đã nhận thấy rằng sức mạnh quân sự của Mỹ không đè bẹp được lực lượng phiến binh người Houthi ở Yemen. Mỹ phải trả giá rất đắt về tiền của cho cuộc chiến với phe phiến binh người Houthi ở Yemen. Ước tính, ông Trump đã phải bỏ ra hơn 3 tỷ USD chi cho các cuộc không kích vừa qua. Càng kéo dài chiến sự như vậy, Mỹ càng phải bỏ ra thêm nhiều tiền của mà không biết đến khi nào mới khuất phục được phe phiến binh người Houthi ở Yemen.

Trong nhìn nhận xưa nay của phía Mỹ, phe phiến binh được Iran chống lưng cả về chính trị lẫn tài chính và quân sự. Mỹ đang tiến hành đàm phán với Iran về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran. Do vậy, ngừng giao tranh quân sự với phe phiến binh người Houthi ở Yemen để tập trung vào đàm phán với Iran thì việc đạt được thoả thuận với Iran sẽ khả thi hơn.

Ngoài ra, một nguyên do quan trọng khác khiến phía Mỹ có điểm dừng sách lược này là nguy cơ không kích leo thang mức độ quyết liệt đến mức Mỹ buộc phải đưa quân đội đến Yemen. Kịch bản này có tên gọi là "Cái bẫy không chiến". Khi trước, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã sa vào với cuộc chiến tranh ở bán đảo Balcan và Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Syria.

Phe phiến binh người Houthi ở Yemen chủ trương hoà với Mỹ để tập trung ứng chiến Israel và hậu thuẫn Hamas cũng như không muốn khiến Iran khó xử trong đàm phán với Mỹ. Phe phiến binh càng thêm tự tin khi thể hiện có thể chọc thủng hệ thống phòng không của Israel như thế nào. Cho nên ngừng chiến với Mỹ cũng là bước đi sách lược của phe này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga đã tạm dừng các hoạt động quân sự trong thời gian ngừng bắn 72 giờ nhân dịp kỷ niệm 80 năm chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Đòn không kích của Ấn Độ vào Pakistan ngày 7/5 đã thổi bùng trở lại điểm nóng Nam Á. Phía sau vụ tấn công là loạt chi tiết đáng chú ý, từ vũ khí do Trung Quốc sản xuất, vai trò kiềm chế của Mỹ đến thông điệp cứng rắn mà New Delhi muốn gửi đi.

Một cuộc chạm trán của 125 máy bay chiến đấu trong vòng hơn một giờ vừa diễn ra giữa không quân Ấn Độ và Pakistan, được coi là một trong những cuộc không chiến lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử.

Quân đội Ấn Độ đã triển khai một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý vào sáng 7/5, trong một chiến dịch quân sự mang tên Sindoor. Vì sao Ấn Độ lại lựa chọn những địa điểm này và chúng có ý nghĩa chiến thuật như thế nào đối với chiến dịch Sindoor? Các bên liên quan đã đưa ra những tuyên bố gì về các cuộc tập kích này? Động lực nào thúc đẩy Ấn Độ phát động chiến dịch tấn công ngay từ đầu?

Quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể nghi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với người đồng cấp Cuba Miguel Diaz-Canel vào ngày 7/5 nhằm tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia.