Ấn Độ tấn công sâu nhất vào Pakistan kể từ năm 1971
Cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971 là một cuộc xung đột quân sự lớn dẫn đến sự ra đời của Bangladesh.
Sáng sớm thứ Tư 7/5, Ấn Độ tuyên bố đã phát động một chiến dịch quân sự nhằm vào Pakistan, nhắm vào “các cơ sở hạ tầng khủng bố” ở cả Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.

Những điểm đáng chú ý:
· Mục tiêu bị tấn công: Ấn Độ tuyên bố đã nhắm vào tổng cộng 9 địa điểm. Pakistan xác nhận 5 địa điểm bị tấn công, trong đó 3 địa điểm ở Kashmir do nước này kiểm soát và 2 địa điểm tại tỉnh Punjab.
· Thương vong: Theo Pakistan, ít nhất 8 người thiệt mạng.
· Phản ứng của Ấn Độ: “Công lý đã được thực thi”, tài khoản chính thức của Quân đội Ấn Độ đăng trên X. “Jai Hind!” (Chiến thắng cho Ấn Độ).
· Phản ứng của Pakistan: Pakistan cho biết có 5 địa điểm bị Ấn Độ tấn công, trong đó 3 địa điểm nằm ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát và 2 địa điểm thuộc tỉnh Punjab của Pakistan - được xác định là Ahmadpur East và Muridke. Quân đội nước này tuyên bố đã bắn rơi 3 máy bay của Không quân Ấn Độ. Thủ tướng Pakistan Muhammad Shehbaz Sharif khẳng định: “Pakistan có mọi quyền để đáp trả xứng đáng hành động chiến tranh do Ấn Độ áp đặt và đang thực hiện điều đó”. Một người phát ngôn quân đội nói rằng, quốc gia này “sẽ đáp trả vào thời điểm và địa điểm do mình lựa chọn”.

Một quan chức cấp cao Ấn Độ cho biết, nước này đã thông báo cho các nước đồng minh về các bước đi của New Delhi, bao gồm Mỹ, Anh, Ả rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Nga.
Lần gần nhất Ấn Độ tấn công vào lãnh thổ không tranh chấp của Pakistan là vào năm 2019, khi các máy bay chiến đấu Ấn Độ không kích nhiều mục tiêu sau khi cáo buộc Islamabad đứng sau vụ đánh bom liều chết bằng xe hơi khiến ít nhất 40 binh sĩ bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng.
Pakistan bắn rơi 3 máy bay chiến đấu của Ấn Độ
Nguồn tin từ lực lượng an ninh và chính phủ Pakistan cho biết, Pakistan đã bắn rơi 3 máy bay không người lái và 3 chiến đấu cơ Ấn Độ, trong đó có một số bị rơi trong lãnh thổ Ấn Độ. Một nguồn tin tình báo cấp cao của Pakistan xác nhận, 3 máy bay bị bắn hạ tại các địa điểm “trong lãnh thổ Ấn Độ”, cùng với một UAV. Một nguồn tin khác từ chính phủ Pakistan cũng xác nhận thông tin này.
Pakistan đã phát đi thông báo tối thứ Ba về việc đóng cửa không phận xung quanh thành phố Lahore ở phía Bắc và thành phố cảng Karachi do lo ngại các đợt không kích từ Ấn Độ. Thông báo có hiệu lực từ 4:30 chiều theo giờ ET và kéo dài đến 2:30 chiều ngày hôm sau. Thông báo này, được gọi là NOTAM, khiến nhiều chuyến bay phải thay đổi lộ trình để tránh không phận Pakistan, theo dữ liệu từ FlightRadar24.
Hãng hàng không lớn của Ấn Độ - IndiGo thông báo một số chuyến bay đi và đến các thành phố như Jammu, Srinagar, Amritsar, Leh, Chandigarh, Dharamshala và Bikaner bị ảnh hưởng do “điều kiện không phận thay đổi trong khu vực”. Hãng SpiceJet cho biết, một số sân bay ở miền Bắc Ấn Độ đã đóng cửa “cho đến khi có thông báo mới”.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang trong những tuần gần đây sau vụ xả súng hàng loạt hồi tháng Tư tại khu vực Kashmir tranh chấp, khiến nhiều hãng hàng không như Air France và Lufthansa né tránh không phận Pakistan. Quan hệ giữa hai nước xuống dốc nghiêm trọng sau vụ thảm sát tại một địa điểm du lịch ở Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, làm 26 người thiệt mạng, phần lớn là du khách Ấn Độ. New Delhi quy trách nhiệm cho Islamabad, điều mà Pakistan bác bỏ.
Pakistan đã gọi các cuộc tấn công của Ấn Độ là “hành động chiến tranh trắng trợn và không bị khiêu khích”. Bộ Ngoại giao Pakistan tuyên bố: “Không quân Ấn Độ, dù vẫn ở trong không phận của mình, đã vi phạm chủ quyền Pakistan khi sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công dân thường tại Muridke và Bahawalpur qua biên giới quốc tế, cũng như tại Kotli và Muzaffarabad qua Đường ranh giới Kiểm soát. Cuộc tấn công này đã khiến nhiều thường dân, bao gồm phụ nữ và trẻ em, thiệt mạng. Đây cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hoạt động hàng không dân sự”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi chiến dịch quân sự của Ấn Độ nhằm vào Pakistan là “điều đáng tiếc”
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi chiến dịch quân sự của Ấn Độ nhằm vào Pakistan là “điều đáng tiếc”, đồng thời cho biết, ông vừa nhận được thông tin này ngay trước một sự kiện tại Phòng Bầu dục vào tối thứ Ba (giờ địa phương).
Tổng thống Trump phát biểu sau lễ tuyên thệ của đặc phái viên Steve Witkoff: “Thật đáng tiếc. Chúng tôi vừa nghe tin ngay khi bước vào cửa Phòng Bầu dục. Chắc là mọi người đều đoán trước điều gì đó sẽ xảy ra, dựa trên những gì đã diễn ra trong quá khứ. Họ đã xung đột rất lâu rồi, hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ”. “Tôi chỉ hy vọng mọi việc sẽ kết thúc thật nhanh”, ông nói thêm.
Phía Ấn Độ trước đó tuyên bố rằng, họ đã phát động một chiến dịch quân sự nhằm vào Pakistan, nhắm vào các “cơ sở hạ tầng khủng bố” ở cả Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, đánh dấu một bước leo thang căng thẳng nghiêm trọng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, họ “đang theo dõi sát các diễn biến”. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng đã có các cuộc điện đàm với quan chức cấp cao của cả Ấn Độ và Pakistan vào tuần trước, khi căng thẳng gia tăng sau vụ thảm sát ở Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Theo tóm tắt của Bộ Ngoại giao Mỹ về hai cuộc gọi ngày 30/4, ông Rubio kêu gọi hai bên hợp tác để hạ nhiệt tình hình.

Lịch sử xung đột
Năm 1947: Vài tháng sau khi Ấn Độ thuộc Anh được chia tách thành một quốc gia Ấn Độ chủ yếu theo đạo Hindu và một Pakistan đa số theo đạo Hồi, hai quốc gia non trẻ này đã bước vào cuộc chiến tranh đầu tiên để giành quyền kiểm soát khu vực Kashmir đa số Hồi giáo, khi đó là một vương quốc do một vị quân vương theo đạo Hindu cai trị. Cuộc chiến khiến hàng nghìn người thiệt mạng trước khi kết thúc vào năm 1948.
Năm 1949: Một lệnh ngừng bắn do Liên hợp quốc làm trung gian đã để lại Kashmir bị chia cắt giữa Ấn Độ và Pakistan, cùng với lời hứa về một cuộc trưng cầu dân ý do Liên hợp quốc tổ chức để người dân trong vùng quyết định sẽ gia nhập Pakistan hay Ấn Độ. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu đó chưa bao giờ được tổ chức.
Năm 1965: Hai nước đối đầu lần thứ hai trong một cuộc chiến tranh không phân thắng bại tại Kashmir. Hàng nghìn người thiệt mạng trước khi Liên Xô và Mỹ đứng ra làm trung gian hòa giải. Các cuộc đàm phán tại Tashkent kéo dài đến tháng 1/1966, dẫn đến việc hai bên trả lại các vùng lãnh thổ đã chiếm được và rút quân.
Năm 1972: Ấn Độ và Pakistan ký một hiệp định hòa bình, đổi tên đường ranh giới ngừng bắn tại Kashmir thành Đường Ranh giới Kiểm soát (LoC) - một khu vực biên giới được quân sự hóa mạnh mẽ, chia cắt vùng lãnh thổ giữa hai nước. Cả hai bên đều tăng cường triển khai binh lực, biến nơi đây thành một trong những vùng biên giới căng thẳng nhất thế giới.
Năm 1989: Các phần tử ly khai tại Kashmir, với sự hậu thuẫn từ Pakistan, phát động một cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại sự quản lý của Ấn Độ. Quân đội Ấn Độ đáp trả bằng các biện pháp mạnh tay, khiến căng thẳng ngoại giao và quân sự giữa New Delhi và Islamabad càng thêm leo thang.


Vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 7/5 cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang leo thang nhanh chóng, bất chấp các lời kêu gọi kiềm chế từ quốc tế.
Một chiếc bánh cưới robot có hình những chú gấu bông biết nhảy, cùng những cục pin có thể ăn được, đã được sáng tạo bởi các nhà khoa học Thụy Sĩ và Italia kết hợp với các nhà nghiên cứu ẩm thực đại học Lausane.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan lại một lần nữa bùng phát dữ dội. Rạng sáng 7/5, New Delhi đã phát động chiến dịch không kích mang tên “Chiến dịch Sindoor” nhằm vào các mục tiêu được cho là “trại huấn luyện khủng bố” ở Pakistan.
Trước lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5, Nga đang triển khai loạt biện pháp an ninh nghiêm ngặt nhằm bảo vệ thủ đô Moscow khỏi nguy cơ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và các mối đe dọa khác.
12 thí sinh đã cùng tranh tài trong cuộc thi độc đáo mang tên “leo tháp giành bánh bao” nửa đêm vào ngày 6/5, tại đảo Trường Châu ở ngoài khơi Hong Kong, Trung Quốc.
Dòng sông Neva của nước Nga đã trở thành sân khấu cho những màn trình diễn ngoạn mục của những con tàu biển khổng lồ, trong lễ hội phá băng thường niên ở St. Petersburg.
0