TP.HCM cải thiện nguồn cung nhà ở giá rẻ

Theo báo cáo quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, năm 2025, TP.HCM sẽ ưu tiên phát triển nhà ở vừa túi tiền.

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu chỉ tiêu diện tích sàn nhà ở bình quân toàn thành phố là 26,5 m²/người; 358 triệu m² sàn, bao gồm 192 triệu m² sàn nhà ở hiện có; sửa chữa và phát triển mới khoảng 166 triệu m² sàn. Trong đó, nhà ở xã hội khoảng 4,98 triệu m².

Đồng thời, quy hoạch hướng đến phát triển nhà ở giá phải chăng, phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách; phấn đấu nhà ở giá phải chăng chiếm khoảng 60% tổng số căn hộ trong các dự án xây dựng mới nhà ở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thị trấn Phú Xuyên và xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) mới đây đã bị tạm đình chỉ điều hành để tập trung xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng.

Trong khi đất đấu giá vẫn hút khách, giá cũng đang bị đẩy lên khá cao so với mặt bằng chung, thị trường giao dịch đất nền lại đang trái ngược hẳn, cho thấy cơn sốt ảo vẫn chưa chấm dứt.

Do còn một số vướng mắc về pháp lý dự án nhà ở xã hội Bảo Ngọc tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên vẫn chưa thể triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai và ảnh hưởng đến tiến độ chung của Thành phố.

Để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, đảm bảo trật tự xã hội, UBND Thành phố yêu cầu các địa phương áp dụng chính sách làm tốt việc hỗ trợ đền bù, bố trí tái định cư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực về đất đai, Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị yêu cầu cần có cơ chế, chính sách phù hợp kiểm soát biến động giá đất, nhất là giá đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp.

Các cơ quan quản lý và chuyên gia đã đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng nhà tái định cư sang nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện GPMB vẫn còn nhiều vướng mắc về pháp lý cần sớm được tháo gỡ.