Tiệm cắt tóc mậu dịch lưu giữ kí ức Hà Nội xưa

Tiệm cắt tóc mậu dịch của ông Đào Xuân Tân trên phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, từ lâu đã được rất nhiều người biết đến, yêu thích và lựa chọn. Với những vị khách thường xuyên lui tới đây, tiệm cắt tóc giản dị này như là một không gian kỷ niệm có thể giúp họ nhớ về những ký ức đẹp của Hà Nội một thời chưa xa.
Tiệm cắt tóc mậu dịch không hiện đại nhưng vẫn được nhiều người lui tới như để nhớ những ký ức về một Hà Nội xưa.
Sở dĩ có tên mậu dịch bởi tiệm cắt tóc này được thành lập từ năm 1957 - thời kỳ bao cấp, phải dùng tem phiếu để mua hàng và đến cắt tóc cũng phải có phiếu.
Hiện nay, tên tuổi của cửa hàng đã là thương hiệu được nhiều người, nhất là dân Hà Nội “gốc” biết đến.
Không cần trang trí màu mè, cửa hàng cắt tóc có tuổi đời hơn nửa thế kỷ này vẫn đông khách ghé ào.
Một điều khác lạ của cửa hàng cắt tóc mậu dịch so với những tiệm hớt tóc thời trang ngày nay là nhân viên nơi đây đồng loạt mặc áo blouse trắng. Họ cho rằng, màu áo này thể hiện sự gọn gàng, sạch sẽ, rất hợp với công việc mà họ đang làm, đó là chỉnh trang và làm sạch cho mái tóc.
Hằng ngày, từ 8h tới 19h, những người thợ ở đây miệt mài, cần mẫn đưa từng nhát kéo, đường dao để cắt tỉa, làm đẹp cho khách hàng.
Khách hàng đến đây, ngoài việc được phục vụ nhẹ nhàng, lịch sự, còn được tận hưởng cảm giác trở lại một Hà Nội xưa qua những đồ vật cũ như chiếc tông-đơ bằng tay này.
Không chỉ người Việt mà nhiều người nước ngoài sinh sống ở Hà Nội cũng rất tin tưởng tay nghề của những người thợ cạo mặc áo blouse trắng này.

Dù nhiều năm gần đây làn sóng thời trang tóc trẻ lan rộng với những kỹ thuật cắt tỉa mới lạ nhưng khách hàng của cửa hàng vẫn phải thường xuyên điện thoại hẹn trước, chứng tỏ rằng với nhiều người dân Hà Nội, họ vẫn ưa thích những nét gì đó thuộc về một gu riêng, tinh tế và đậm chất Hà Nội xưa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.

Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.

Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.

Giữa sự tất bật của Thủ đô, tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn có những điều lặng lẽ mà đẹp đẽ trong sự tận tâm của những người thầy thuốc và tấm lòng rộng mở của những người hiến máu.