Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng gửi quân đến Ukraine
Thông tin này được một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra vào ngày 6/3, trong bối cảnh cuộc xung đột Ukraine - Nga vẫn tiếp diễn và các cuộc thảo luận về một giải pháp hòa bình đang được xem xét.
Theo nguồn tin trên, Ankara sẽ xem xét việc triển khai quân đội trong trường hợp cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình tại khu vực. Tuy nhiên, quyết định này sẽ phụ thuộc vào các cuộc thảo luận với các bên liên quan và điều kiện thực tế trên chiến trường. Hiện tại, Anh và Pháp đang thảo luận về việc cử quân tham gia một lực lượng tiềm năng để giám sát lệnh ngừng bắn tại Ukraine, trong khi Mỹ khẳng định sẽ không triển khai binh sĩ.
Ukraine nhấn mạnh rằng, một lực lượng gìn giữ hòa bình mạnh mẽ là cần thiết để đảm bảo an ninh sau thỏa thuận hòa bình. Tuy nhiên, Moscow đã từ chối bất kỳ sự hiện diện nào của binh sĩ NATO trên lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định rằng, Nga có thể chấp nhận một số hình thức giám sát quốc tế, dù chưa có thỏa thuận chính thức nào được đưa ra. Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các cuộc thảo luận về khả năng triển khai quân vẫn đang ở giai đoạn sơ bộ và chưa có quyết định cụ thể. Nếu Ankara quyết định tham gia, điều kiện tiên quyết là Ukraine và Nga phải đạt được một thỏa thuận ngừng bắn.
Ngoài ra, đợt triển khai ban đầu sẽ chỉ bao gồm các đơn vị phi chiến đấu nhằm giám sát và duy trì hòa bình, thay vì trực tiếp tham gia chiến sự. Trước đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin rằng, Tổng thống Tayyip Erdogan đã thảo luận về vấn đề này với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trong các cuộc gặp riêng tại Ankara vào tháng trước.
Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì quan hệ cân bằng với cả Nga và Ukraine trong suốt cuộc xung đột. Kể từ khi chiến sự nổ ra, Ankara đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán, bao gồm thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Biển Đen.
Nga đã tạm dừng các hoạt động quân sự trong thời gian ngừng bắn 72 giờ nhân dịp kỷ niệm 80 năm chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
Đòn không kích của Ấn Độ vào Pakistan ngày 7/5 đã thổi bùng trở lại điểm nóng Nam Á. Phía sau vụ tấn công là loạt chi tiết đáng chú ý, từ vũ khí do Trung Quốc sản xuất, vai trò kiềm chế của Mỹ đến thông điệp cứng rắn mà New Delhi muốn gửi đi.
Một cuộc chạm trán của 125 máy bay chiến đấu trong vòng hơn một giờ vừa diễn ra giữa không quân Ấn Độ và Pakistan, được coi là một trong những cuộc không chiến lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử.
Quân đội Ấn Độ đã triển khai một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý vào sáng 7/5, trong một chiến dịch quân sự mang tên Sindoor. Vì sao Ấn Độ lại lựa chọn những địa điểm này và chúng có ý nghĩa chiến thuật như thế nào đối với chiến dịch Sindoor? Các bên liên quan đã đưa ra những tuyên bố gì về các cuộc tập kích này? Động lực nào thúc đẩy Ấn Độ phát động chiến dịch tấn công ngay từ đầu?
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể nghi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với người đồng cấp Cuba Miguel Diaz-Canel vào ngày 7/5 nhằm tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia.
0