Tác động của xung đột tại Sudan vượt ra ngoài biên giới
Những lo lắng đang gia tăng giữa các nước láng giềng của Sudan khi cuộc giao tranh tiếp diễn. Nam Sudan, Cộng hòa Chad và Ai Cập đều phụ thuộc vào sự ổn định ở Sudan, vì lý do kinh tế, nhân đạo và an ninh.
Theo các nhà phân tích, tất cả các quốc gia kể trên đều phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Sudan, đặc biệt là Nam Sudan- quốc gia đã tuyên bố độc lập năm 2011. Nam Sudan phụ thuộc vào ngoại tệ từ việc bán dầu thô, chiếm khoảng 95% ngân sách. Dầu sản xuất ở Nam Sudan được vận chuyển bằng đường ống đến cảng của Sudan bên Biển Đỏ rồi đến thị trường quốc tế. Do đó, xung đột vũ trang ở Sudan đã làm gián đoạn các tuyến đường hậu cần đến Nam Sudan, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu ở nước này.
Với Cộng hòa Chad, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tăng do xung đột ở Sudan. Quân đội Chad mới đây báo cáo rằng họ đã tước vũ khí của 320 chiến binh bán quân sự từ Sudan vượt qua biên giới. Trong khi đó, dòng người tị nạn từ các khu vực giao tranh ở phía Tây Sudan nối tiếp nhau đến Chad, bất chấp thực tế là biên giới dài 1.500 km với Sudan đã bị đóng cửa.
Ai Cập cũng có mối quan hệ lịch sử lâu dài và gắn bó với Sudan, kể cả về chính trị, thương mại và văn hóa. Ai Cập, Sudan và Ethiopia cùng chia sẻ nguồn nước sông Nile. Tuy nhiên, việc Ethiopia xây một con đập lớn ở thượng nguồn, đã khiến Khartoum và Cairo xích lại gần nhau để đảm bảo nguồn cung cấp nước. Do đó, bất kỳ căng thẳng nào trong quan hệ song phương đều có thể làm gián đoạn nỗ lực của họ nhằm đạt được một thỏa thuận.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều quốc gia Ả-rập vùng Vịnh và phương Tây đều để ý đến vùng Sừng châu Phi, trong đó có Sudan để mở rộng ảnh hưởng khu vực. Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đánh giá cao tiềm năng nông nghiệp của Sudan, có thể giúp Abu Dhabi giảm bớt nỗi lo về lương thực thực phẩm. UAE cùng với Ả Rập Xê-út đầu tư và viện trợ 3 tỷ đô la Mỹ kích thích phát triển kinh tế của Sudan
Nga từ lâu đã ấp ủ kế hoạch xây một căn cứ hải quân đủ chỗ cho 300 quân và 4 tàu ở cảng Sudan, một tuyến thương mại quan trọng trên Biển Đỏ để đưa năng lượng sang châu Âu. Còn các nước phương Tây – bên cạnh việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ ở Sudan- đã và đang tăng cường các khoản đầu tư ở quốc gia có diện tích lớn thứ 3 châu Phi này để cạnh tranh ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc.
Do đó, theo các chuyên gia, hiện rất nhiều bên đang nỗ lực thúc đẩy trở thành trung gian hòa giải về xung đột ở Sudan, bao gồm Mỹ, Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Ai Cập, các quốc gia vùng Vịnh, Liên minh châu Phi và khối 8 quốc gia phía Đông châu Phi (IGAD). Những khó khăn kinh tế của Sudan được cho là sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia bên ngoài sử dụng đòn trừng phạt kinh tế để gây sức ép hai bên xuống nước. Tuy nhiên, giải pháp này không được đánh giá cao, khi ở Sudan cũng như những nước châu Phi giàu tài nguyên khác, các nhóm vũ trang từ lâu đã tích luỹ tài sản nhờ âm thầm bán khoáng sản quý và các tài nguyên thiên nhiên khác. Ngoài ra, điều này có thể khiến bất kỳ nỗ lực hòa bình nào trở nên phức tạp hơn bản thân cuộc chiến.


Ngày 9/5/2025 đánh dấu tròn 80 năm chiến thắng phát xít Đức – mốc son lịch sử làm nên bản lĩnh và niềm tự hào dân tộc của người dân Liên Xô trước đây và người dân Nga ngày nay.
Thủ tướng Netanyahu cho biết chiến dịch sắp tới tại Gaza sẽ là một “chiến dịch quân sự cường độ cao”. Chiến dịch này đã được nội các an ninh thông qua sau khi Israel huy động hàng chục nghìn quân dự bị để chuẩn bị cho cuộc tấn công trên diện rộng, đồng thời khiến cho viễn cảnh hoà bình tại Dải Gaza ngày càng xa vời.
Ngày 24/6/1945, Quảng trường Đỏ ở Moscow trở thành tâm điểm của thế giới khi Hồng quân Liên Xô tổ chức Lễ duyệt binh Chiến thắng đầu tiên, đánh dấu sự sụp đổ của phát xít Đức và vinh danh cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945). Đây không chỉ là một sự kiện quân sự mà còn là biểu tượng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô, của lòng quả cảm, sự hy sinh và niềm tự hào dân tộc.
Quân đội Ấn Độ đã triển khai một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý vào sáng 7/5, trong một chiến dịch quân sự mang tên Sindoor. Vì sao Ấn Độ lại lựa chọn những địa điểm này và chúng có ý nghĩa chiến thuật như thế nào đối với chiến dịch Sindoor? Các bên liên quan đã đưa ra những tuyên bố gì về các cuộc tập kích này? Động lực nào thúc đẩy Ấn Độ phát động chiến dịch tấn công ngay từ đầu?
Vụ không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan ngày 7/5 cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang leo thang nhanh chóng, bất chấp các lời kêu gọi kiềm chế từ quốc tế.
Tổng thống Trump đang định hình nền chính trị toàn cầu, làn sóng chính trị trên thế giới cũng bắt đầu chia phe với nhiệm kỳ của ông Trump. Có nơi “Hiệu ứng Trump” tạo ra một cú hích, nhưng nhiều nơi lại rất phản đối.
0