Những rào cản trong phát triển Ngân hàng xanh
Phát triển ngân hàng số để giảm tiêu thụ tiền mặt; Tự động hóa hoạt động giao dịch để giảm giấy tờ; Ưu tiên cho vay doanh nghiệp sản xuất xanh; Hay đẩy mạnh tài trợ các dự án vì môi trường... Đây là những mục tiêu mà hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đang hướng tới trên hành trình xanh hóa của mình.

Những rào cản trong phát triển 'Ngân hàng xanh'
Ông Đinh Văn Chiến - Phó tổng giám đốc Ngân hàng TPBank cho biết: ''Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào câu chuyện tự động hóa, số hóa để từ những giao dịch đơn giản nhất, chúng tôi dùng tất cả con Bot tự động để thực hiện cũng như quy trình giao dịch làm sao đơn giản nhất, gọn nhẹ nhất để chúng tôi đạt được trên 95% các hợp đồng tương tác trong nội bộ ngân hàng theo đúng tiêu chuẩn “không giấy tờ” thì đấy cũng là một trong những đóng góp rất lớn vào phát triển xanh.''
Ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Thương hiệu và Quan hệ Công chúng - Ngân hàng BIDV cho biết: ''Thứ nhất, cho vay các dự án phát triển bền vững thì có thể nói cho đến nay BIDV là một trong những ngân hàng có dư nợ cho vay phát triển xanh lớn nhất với quy mô khoảng gần 70 nghìn tỷ, thứ 2 BIDV cũng rất quan tâm đến các sự kiện xã hội vì cộng đồng.''

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tiêu chuẩn chính xác về một Ngân hàng xanh tại Việt nam vẫn chưa được ban hành cụ thể.
Chưa có quy định trách nhiệm của TCTD cho vay đối với dự án gây hại cho môi trường, hay đối với các NHTM, hoạt động tín dụng xanh chưa thực sự được quan tâm do lãi suất cho vay thấp, các điều kiện vay liên quan đến môi trường rất chặt chẽ.
Ông Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Kinh tế Tài chính cho biết: ''Các tiêu chuẩn về Ngân hàng xanh nó lại cũng chưa cụ thể và thiếu rõ ràng và nguồn lực cho Ngân hàng xanh đó cũng đang là một vấn đề và rõ ràng bài toán về tài chính xanh nó đang đặt hệ thống ngân hàng trước một quyết tâm rất cao đó là trước hết phải xanh hóa các ngân hàng của mình và có được các chiêu thức về huy động nguồn vốn cũng như sử dụng nguồn vốn đó đáp ứng tiêu chuẩn xanh hóa.''

Ông Phạm Xuân Hòe - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho biết: ''Thách thức thứ nhất là về nguồn vốn cho vay trung và dài hạn để làm xanh hóa nền kinh tế, xanh hóa doanh nghiệp tức là về danh mục cho vay thì nguồn vốn đó của ngân hàng Việt Nam lại hơi hạn hẹp, chủ yếu lại dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, thách thức.
Thứ hai là câu chuyện lãi suất khi mặt bằng vẫn khá cao đặc biệt cho vay trung dài hạn và những dự án xanh của nền kinh tế lại hầu như sử dụng vốn trung dài hạn và cái lãi suất như vậy thì giá thành sẽ rất cao.''
Do đó, để thúc đẩy phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam, các vấn đề cần quan tâm thực hiện lúc này gồm: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ để khuyến khích phát triển ngân hàng xanh; Tăng cường tính bắt buộc, chịu trách nhiệm của hệ thống ngân hàng trong thực hiện đề án ngân hàng xanh; phát triển đồng bộ các thị trường tài chính xanh, đặc biệt là thị trường trái phiếu xanh và các nhà đầu tư có tổ chức, tạo cơ sở cho ngân hàng huy động vốn xanh trên thị trường.


Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Sau khi đạt đỉnh lịch sử 120 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước ngày 20/4 đã giảm mạnh, cao nhất lên tới 6 triệu đồng đối với vàng miếng.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
0