Nhiều hộ dân thuộc diện GPMB Vành đai 4 sớm an cư

Để người dân sớm có chốn an cư khi bàn giao mặt bằng cho dự án Đường Vành đai 4, hạ tầng các khu đất tái định cư đã được thành phố đôn đốc các huyện nơi tuyến đường đi qua đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh sự nỗ lực từ phía chính quyền các địa phương trong xây dựng hạ tầng thì chính sự chủ động của người dân thuộc diện tái định cư trong việc phối hợp di dời đến nơi ở mới đã giúp cho việc bàn giao mặt bằng thi công được thuận lợi.

Gia đình ông Hà Sỹ Quyết ở thôn Xâm, thị xã Hồng Vân có tổng số 6 hộ phải tái định cư để bàn giao đất cho dự án đường Vành đai 4. Ngay sau khi được bốc thăm vị trí tái định cư tại xã Hồng Vân, ông Sỹ và các con đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nhà cửa. Đến 26 tháng Chạp vừa qua ( trước Tết Nguyên Đán chỉ bốn ngày), mặc dù mới chỉ cơ bản xây dựng xong tầng 1 của căn nhà nhưng ông và gia đình đã chuyển đến ở để bàn giao mặt bằng cho dự án. Cũng như ông Quyết, hàng chục hộ gia đình khác thuộc diện tái định cư cũng đang tích cực xây dựng nhà cửa tại đây để sớm an cư.

Còn tại Khu định cư xã Vân Tảo, gần 90 trên tổng số 120 hộ dân thuộc diện tái định cư của xã cũng đang xây dựng nhà cửa để chuyển đến nơi ở mới. Mặt bằng cũng đã được các hộ bàn giao để dự án Vành đai 4 thi công đảm bảo tiến độ.

Nhiều hộ dân thuộc diện GPMB Vành đai 4 đang gấp rút xây dựng nhà ở để an cư

Gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Xâm Động có tổng số 7 hộ gia đình thuộc diện tái định cư thì cả 7 hộ đang gấp rút xây dựng nhà ở đây để an cư. Riêng ông Sơn, để sớm bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4, ông đã tạm xây dựng căn nhà cấp 4 tại vị trí tái định cư để chuyển đến ở ngay từ trước Tết Nguyên đán.

Ông Nguyễn Văn Sơn – thôn Xâm Thị - xã Hồng Vân – huyện Thường Tín cho hay: "Xây dựng nhà kiên cố ngay không kịp nên xây tạm để ở đẻ bàn giao mặt bằng, người dân rất ủng hộ."

Song song với việc người dân xây dựng nhà cửa để ổn định cuộc sống. Bên cạnh việc gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại theo tiến độ, đơn vị thi công hạ tầng tại đây cũng chủ động hỗ trợ, tạo điều kiện để quá trình xây dựng nhà của người dân được thuận lợi, sớm có chỗ ở để an cư.

Ông Bùi Ngọc Thành – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Quảng Tây chia sẻ: "Đơn vị thi công vừa hoàn thiện hạ tầng, vừa hỗ trợ người dân điểm tập kết vật liệu, xe chở vật liệu ra vào."

Toàn huyện Thường Tín có bốn xã phải thực hiện thu hồi đất ở và bố trí tái định cư với số hộ đủ điều kiện tái định cư là 138 hộ chính (trong đó nhiều hộ có nhiều cặp vợ chồng sinh sống trên một thửa đất). Riêng xã Khánh Hà đã được UBND thành phố chấp thuận tái định cư vị trí khu tái định cư tại xã Hà Hồi.

Với 3/4 khu tái định cư tại các xã (Văn Bình, Hồng Vân, Vân Tảo) đang được xây dựng với diện tích gần 11ha, đã cơ bản hoàn thành vượt tiến độ, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà của người dân. Có thể thấy bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền thì sự đồng thuận, ủng hộ của người dân chính là chìa khóa giúp cho công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Thường Tín đạt được những kết quả tích cực, góp phần cho dự án đường Vành đai 4 – công trình trọng điểm quốc gia được thi công đảm bảo tiến độ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.