Cơ hội an cư của người thu nhập thấp
Khi Luật nhà ở 2023 đã bỏ điều kiện về nơi cư trú khi mua nhà ở xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc từ nay khi mua nhà ở xã hội người dân không cần đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình nữa. Bởi tại Hà Nội những người mong muốn mua nhà ở xã hội đa phần là lao động nhập cư, người thu nhập thấp, công nhân không có nhà nên không thể đăng ký thường trú và chủ yếu đi thuê trọ. Họ thường xuyên thay đổi nơi ở nên thời gian tạm trú trên một năm không đáp ứng được. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều hồ sơ mua nhà ở xã hội bị rớt ngay vòng đầu.

Chị Vũ Thị An - thôn Lai Xá, Xã Kim Trung, huyện Hoài Đức cho biết: "Luật mới giảm thủ tục không cần thiết nhất là nơi cư trú, điều này giúp người dân có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội. Nhiều người không phải lo lắng về việc hộ khẩu của mình ở đâu miễn bạn là công dân Việt Nam, đáp ứng đầy đủ điều kiện mua nhà ở xã hội".
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết: "Quy định cũ về điều kiện cư trú làm khó người dân, không còn phù hợp với Luật Cư trú và làm phát sinh thủ tục không cần thiết. Luật nhà ở 2023 bỏ quy định này là rất hợp lý phù hợp với thực tế dịch chuyển lao động, thu hút trình độ và tay nghề cao giữa các vùng miền địa phương hiện nay".
Ngoài việc tháo gỡ nơi cư trú thì Luật Nhà ở sửa đổi 2023 còn bổ sung hai nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH. Đó là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật, học sinh trường dân tộc nội trú công lập và doanh nghiệp và hợp tác xã. Thứ hai là doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp. Việc mở rộng đối tượng mua nhà sẽ giúp tăng thành khoản cho dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó Luật Nhà ở sửa đổi 2023 cũng có những điểm cộng đối với quỹ đất riêng để phát triển nhà ở xã hội như: chủ đầu tư không bắt buộc phải xây dựng nhà ở xã hội bên trong các dự án thương mại và có thể lựa chọn các phương án thay thế như bố trí quỹ đất nhà ở xã hội bên ngoài dự án thương mại hoặc đóng tiền cho chính quyền địa phương.
Như vậy, các chủ đầu tư có thể linh hoạt hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội. Chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất (TSDD), tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án. Ngoài ra chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính TSDĐ, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn TSDĐ, tiền thuê đất. Điều này sẽ giúp rút ngắn thủ tục đối với các chủ đầu tư dự án NOXH. Luật Nhà ở sửa đổi 2023 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025, hy vọng những điểm mới này sẽ góp phần thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội để giấc mơ an cư của người thu nhập thấp thành hiện thực.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0