Sớm hoàn thành dự án tái định cư Vành đai 4

Để bảo đảm cho người dân sau thu hồi đất ổn định cuộc sống, thành phố Hà Nội đã quyết định đầu tư xây dựng 14 khu tái định cư. Hiện các địa phương có dự án tái định cư đều đang nỗ lực triển khai xây dựng hạ tầng để sớm bàn giao đất cho người dân.

Hộ ông Nguyễn Văn Oanh và ông Nguyễn Văn Bưởi ở thôn Khê Ngoại xã Văn Khê thuộc diện cần đi dời đến khu tái định cư trên địa bàn thôn để bàn giao đất cho Nhà nước xây dựng Vành đai 4. Quan tâm đến chất lượng hạ tầng của khu đất mà bản thân gia đình sẽ chuyển đến xây dựng nhà cửa để sinh sống nên từ khi khởi công dự án tháng 9/2023 đến nay, ngày nào hai ông cũng có mặt tại đây để giám sát chất lượng thi công của khu tái định cư. Hạ tầng có tốt các ông mới có thể yên tâm để di dời, bàn giao đất.

Thực hiện GPMB Vành đai 4, riêng lĩnh vực tái định cư, huyện Mê Linh dự kiến có 334 hộ dân cần di chuyển, thuộc diện tái định cư. Để sớm ổn định đời sống người dân, thành phố đã phê duyệt cho huyện triển khai ba khu tái định cư gồm: Khu tái định cư thôn Khê Ngoại xã Văn Khê, Khu tái định cư thôn Nội Đồng xã Đại Thịnh, Khu tái định cư thôn Tân Châu tổng diện tích 14,81ha. Các khu tái định cư đều được xây dựng ở các vị trí trung tâm các xã, có kết nối giao thông thuận tiện, hạ tầng được đầu tư theo tiêu chí nhà ở đô thị gồm: vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng, trạm xử lý nước thải, không gian công cộng… đáp ứng tiêu chí chất lượng nơi ở mới bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tái định cư.

Nhanh chóng hoàn thành dự án tái định cư Vành đai 4

Hiện công tác đầu tư xây dựng hạ tầng đang được huyện đôn đốc các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ. Đến thời điểm này các khu tái định cư đã hoàn thành 60% khối lượng, đủ điều kiện để huyện Mê Linh tổ chức cho người dân bắt thăm vị trí và giao đất tại thực địa ngay trước Tết Nguyên đán.

Thông tin từ UBND huyện Mê Linh, quá trình thực hiện dự án đường Vành đai 4, huyện đã trực tiếp chủ trì trên 30 buổi họp đối thoại với nhân dân trên địa bàn 5 xã với trên 2.500 người tham dự để thông tin, tuyên truyền; đồng thời để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân, tạo sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân đối với dự án. Vì vậy, khi thực hiện dự án trên địa bàn không có đơn thư vượt cấp, không phải cưỡng chế thu hồi đất. Đến nay việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đoạn qua huyện Mê Linh đã bảo đảm tiến độ thành phố giao, trong đó công tác di chuyển mộ, giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp hoàn thành sớm hơn tiến độ. Quá trình chi trả tiền bồi thường nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao của nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.