Nhà đất thổ cư liên tục hạ giá vẫn khó bán
Trong một group chuyên về bán nhà đất thổ cư dành cho môi giới tại Hà Nội, một căn nhà 48,6m2 (diện tích sử dụng riêng là 37m2 và sân chung là 11,6m2) tại quận Hoàng Mai, Hà Nội hồi giữa tháng 10 được chào bán với giá 3,45 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần, căn nhà này đã được chủ hạ giá 120 triệu đồng, xuống 3,33 tỷ đồng. Dù vậy nhưng hiện căn nhà vẫn chưa tìm được khách chốt mua.

Hay một căn nhà khác tại Nam Dư (cũng thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội) có diện tích 34m2 với 4 tầng, 1 tum, 3 phòng ngủ, đầy đủ nội thất được chào bán với giá 3,58 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau đó vài ngày, chủ nhà đã giảm 80 triệu đồng và tặng thêm 2 chỉ vàng cho môi giới để nhanh chóng đẩy hàng. Nhưng rao bán cả tháng nay, căn nhà vẫn chưa tìm được chủ. Hiện chủ nhà đã giảm giá lần thứ ba về mức 3,4 tỷ đồng với lý do đang cần tiền gấp để trả ngân hàng.
Vài tuần gần đây, anh Trần Ngọc Nam ( Hà Nội ) liên tục đăng bài rao bán mảnh đất thổ cư trong ngõ ở khu vực xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức), thậm chí anh còn nhờ bạn bè làm môi giới bất động sản chia sẻ bài viết lên các hội, nhóm giúp.
Sau vài tháng chờ đợi, miếng đất của anh Nam chẳng những không tăng như kỳ vọng mà còn không được ai hỏi đến. Bởi lẽ, sau thời kỳ lên cơn sốt, giá đất trong ngõ ở xã Đức Thượng giảm dần, về mức 28 - 30 triệu đồng/m2 như trước đây. Do cần tiền gấp và lo sợ tiền sẽ “chôn” vào đất một thời gian dài nên anh Nam đành quyết định bán lô đất với giá cắt lỗ, chỉ 28 triệu đồng/m2.
Thực tế cho thấy, các cơn sốt liên tục trong 3 năm gần đây đã khiến giá đất ở nhiều tỉnh thành bị đẩy lên quá cao, khiến mặt bằng giá không tương xứng với tiềm năng. Nhiều nhà đầu tư và môi giới chia sẻ, sau 2 năm dịch bệnh, giá đất nền tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành không chỉ không giảm mà còn liên tục bị đẩy lên quá cao, thậm chí có khu vực đất nông nghiệp bị đẩy tăng 200 - 300% trong khi giá trị khai thác nông nghiệp không tương xứng.
Bên cạnh đó, việc ngân hàng siết tín dụng cũng khiến không ít nhà đầu tư đất nền chùn tay vì khó kiếm đòn bẩy tài chính mua đất lúc này.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng, thị trường bất động sản trước đó rất sôi động do dòng tiền lớn đổ vào. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, dòng tiền khiêm tốn hơn hẳn. Theo ông Điệp, biến động của thị trường bất động sản nói chung và đất nền nói riêng giai đoạn này phải tùy thuộc vào diễn biến tiếp theo của dòng vốn.
Trong khi đó, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, khi tham gia thị trường bất động sản vào thời điểm này, nhà đầu tư cần lưu ý nguyên tắc phòng vệ. Đặc biệt, chỉ cân nhắc việc giao dịch khi biết rõ bất động sản đó có tính thanh khoản tốt, kiểm soát được rủi ro pháp lý, rủi ro quy hoạch , rủi ro dòng tiền và hạn chế dùng đòn bẩy tài chính, tránh tình trạng "chết mòn trên đống tài sản".


Công tác định giá đất hiện tại vẫn gặp khó khăn do việc thu thập thông tin có nhiều rào cản, thị trường cũng chưa có sự minh bạch về số liệu giao dịch.
Mức độ quan tâm tìm kiếm đất nền cũng như giá rao bán đất tại các tỉnh phía Bắc cao hơn đáng kể trong quý I/2025 nhưng giao dịch thành công lại khá thấp, theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.
Huyện Mê Linh và Ứng hòa vừa tổ chức đấu giá thành công hơn 100 thửa đất với giá trúng cao nhất là hơn 55 triệu đồng/m2.
Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đã tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, giúp gia tăng nguồn lực đất đai cho phát triển nhà ở.
Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất Nhà nước năm 2024 cho các trường hợp trả hàng năm.
Nghị định 75 của Chính phủ sẽ gỡ vướng cho 343 khu đất của hơn 300 doanh nghiệp, với tổng diện tích đất lên tới gần 2.000 ha.
0