Người tiêu dùng có quyền tẩy chay trước nạn 'chặt chém'
500.000 đồng cho một đĩa rau muống xào tỏi; 250.000 đồng cho một đĩa cơm trắng ở Nha Trang; 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún riêu vào ngày mùng 1 Tết tại Bạch Mai (Hà Nội);... những mức giá này không chỉ gây choáng váng, bức xúc mà còn khiến dư luận kịch liệt tẩy chay.
"Cái giá như thế là quá đắt! Không hợp tình hợp lý! Tôi sẽ không trả, mà còn báo công an xác minh!", ông Phạm Xuân Đàn (phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội) bày tỏ bức xúc.
Còn anh Nguyễn Tuấn Tú (phường Hàng Bạc, Hoàn Kiếm) khẳng định: "Mức giá này không thể chấp nhận được! Tôi chắc chắn sẽ tẩy chay, kêu gọi mọi người tránh xa những quán như thế!".
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành (Luật số 59/2010/QH12), tại Điều 8 Khoản 6 có quy định rõ: “Người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Như vậy, dưới sự bảo vệ của luật pháp, người tiêu dùng hoàn toàn có thể khiếu nại, tố cáo các cơ sở kinh doanh vi phạm luật giá, đồng thời lan tỏa cho nhiều người được biết, thúc đẩy làn sóng tẩy chay.
Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam nhấn mạnh: "Vì quyền lợi chính đáng của mình, người tiêu dùng hãy lên tiếng! Có lên tiếng thì các cơ quan chức năng, các hiệp hội, các tổ chức mới có thể vào cuộc để xử lý các vấn đề, lấy lại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Luật pháp quy định rõ ràng, đã kinh doanh là phải niêm yết giá, dù là kinh doanh nhỏ nhất cũng phải niêm yết giá. Người tiêu dùng khi gặp vấn nạn 'chặt chém', có thể tẩy chay bằng cách báo cáo cơ quan chức năng xử lý, đồng thời vận động những người tiêu dùng khác tẩy chay hàng hóa của cơ sở sản xuất kinh doanh đó".
Thực tế, sức mạnh to lớn của người tiêu dùng là quyền tẩy chay sản phẩm. Nhưng quyền này chỉ được phát huy khi người tiêu dùng ý thức được sức mạnh của mình và đoàn kết lại; đồng thời, phải có sự vào cuộc kịp thời của cơ quan chức năng, xử lý nghiêm các vi phạm để tạo sức nặng răn đe.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho biết: "Theo Nghị định 87/2024 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, có thể phạt tiền và thu hồi khoản chênh lệch do "chặt chém"; đồng thời, có thể xử lý theo quy định của Luật Thương mại, nếu vi phạm thì có thể đình chỉ kinh doanh trong thời hạn nào đó để khắc phục, nếu như tái phạm, có thể thu hồi giấy phép kinh doanh vĩnh viễn".
Đã đến lúc người tiêu dùng phát huy quyền năng của mình không chỉ để bảo vệ lợi ích cá nhân mà còn góp phần xây dựng một thị trường văn minh, minh bạch và bền vững.


Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận trung bình 80 vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), theo thống kê của Kaspersky.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.
Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.
Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.
0