Dẹp nạn 'chặt chém' bằng quy định niêm yết giá
Thực tế cho thấy, vẫn còn không ít hàng quán ở Việt Nam kinh doanh mà không niêm yết giá công khai. Điều này tạo kẽ hở để chủ quán “hét” giá, “chặt chém” khách hàng, gây thiệt hại trực tiếp đến người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng lợi ích lâu dài của chính các cơ sở kinh doanh.
Anh Lê Ngọc Quang (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bày tỏ: “Tư duy chộp giật vẫn còn trong một số bộ phận người làm ăn kinh doanh. Nếu góc nhìn của bạn chỉ là kiếm được 1-2 triệu trong dịp Tết thì có thể bạn sẽ nhận lại được những thứ tồi tệ hơn”.
Luật Giá số 16/2023/QH15 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hoạt động niêm yết giá. Cụ thể, các hành vi bị cấm bao gồm:
- Không niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bắt buộc niêm yết;
- Niêm yết giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn hoặc khó đọc, khó hiểu;
- Bán không đúng giá niêm yết với mục đích trục lợi;
- Niêm yết giá ảo để đánh lừa khách hàng hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
Ông Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng: “Niêm yết giá là một hình thức công khai về giá. Tức là người bán hàng phải công khai giá, có thể thông qua các hình thức như: ghi, in, dán trên bao bì hàng hóa, trên các bảng, ở những địa điểm khách hàng có thể nhìn thấy, dễ thấy, kiểm soát được, kể cả về giá, số lượng, chất lượng, điều kiện mua bán... để bảo đảm không gây ra nhầm lẫn cho khách hàng”.
Đã đến lúc thực hiện ngay và nghiêm túc Luật Giá, nhằm duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, ngăn chặn tình trạng thao túng giá, chiếm dụng hoặc nâng giá.


Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận trung bình 80 vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware), theo thống kê của Kaspersky.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả sớm lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui đón dịp lễ 30/4 - 1/5.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thừa nhận đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chiến dịch cộng đồng “Một triệu cuốn sách làm giàu cho nông dân Việt Nam” đã diễn ra tại phố sách Hà Nội nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong ngày 21/4.
Nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội đang hoàn tất việc lấy ý kiến đại diện hộ gia đình về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tại huyện Gia Lâm – địa phương có địa bàn rộng, dân cư đông cho thấy tỷ lệ người dân đồng thuận với phương án hợp nhất cao.
Thực hiện chủ trương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã sắp xếp 13 đơn vị hành chính để lập 5 đơn vị hành chính cơ sở. Đến nay, Quận đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến của người dân về số lượng hay tên gọi mới của các phường.
0