Nghị quyết 57 sẽ tác động đến tuyển sinh đại học 2025
Tại Hội thảo khoa học dành cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Việt Nhật về lĩnh vực công nghệ bán dẫn và chuyển đổi số, diễn giả là giảng viên cao cấp đến từ Đại học Kumamoto Nhật Bản đã trao đổi với các giảng viên của nhà trường để cùng xây dựng định hướng hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu vi mạch bán dẫn.
Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động của Trường Đại học Việt Nhật để thúc đẩy quá trình đào tạo vi mạch bán dẫn cùng với các trường đại học thành viên khác của Đại học Quốc gia Hà Nội, như: trường Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học Tự nhiên...
Đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 của nhà trường tăng 3.000 chỉ tiêu, trong đó ưu tiên tăng chỉ tiêu ở các ngành kỹ thuật - công nghệ và những chương trình đào tạo mang tính trách nhiệm quốc gia. Dự kiến đến năm 2030, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ đào tạo khoảng 20.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn.
Từ năm 2023, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã mở đào tạo chuyên ngành bán dẫn gồm hai chương trình vật liệu bán dẫn và thiết kế vi mạch, nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh và phụ huynh. Năm 2025, Đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến tuyển 9.680 chỉ tiêu, mở thêm một ngành mới, giúp tăng khả năng trúng tuyển cho các thí sinh.
PGS. TS Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: "Các năm trước, khối xã hội và tự nhiên chênh lệch, nhưng năm nay sẽ khác, thí sinh sẽ cạnh tranh cao liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo".
Mặc dù dự báo nhu cầu nhân lực đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là các nhóm ngành liên quan đến chuyển đổi số, vi mạch bán dẫn sẽ tăng lên nhưng chưa thể tăng ngay, Bộ Giáo dục Đào tạo khuyến cáo các thí sinh và phụ huynh đang muốn chọn học những ngành học này.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: "Các thí sinh nên chọn những ngành học cơ bản ở những trường uy tín, những ngành cơ bản như kỹ thuật máy tính thiết bị điện tử chuyên sâu về bán dẫn… là cách tiếp cận tốt nhất. Không chạy theo quảng bá ngành này hot, ngành này mới,…"
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các ngành phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghệ chiến lược của quốc gia.
Đây cũng là cơ hội lớn cho các thí sinh muốn theo học và làm việc trong lĩnh vực này - những ngành học đòi hỏi thí sinh không chỉ học tốt các môn Toán và Khoa học tự nhiên ở bậc phổ thông mà còn đòi hỏi sự đam mê, bền bỉ, cẩn thận của người kỹ sư trong tương lai. Thí sinh cần cân nhắc xem mình có đủ các tố chất như vậy để lựa chọn.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0