Nga kêu gọi không “bi kịch hóa” hoạt động làm giàu uranium của Iran

Ngày 4/1, Đại sứ Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo) Mikhail Ulyanov cho rằng quyết định của Iran về việc tiếp tục làm giàu uranium lên 20% mức tinh khiết, trong bối cảnh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đổ vỡ, là đáng tiếc song không nên "bi kịch hóa."
Ông Ulyanov viết trên mạng xã hội Twitter: "Chúng tôi không vui trước việc Tehran đi xa hơn nữa so với những cam kết của mình theo Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA - tên gọi của thỏa thuận hạt nhân năm 2015). Tuy nhiên, không có gì phải bi kịch hóa. Chương trình hạt nhân (của Iran) vẫn hoàn toàn minh bạch và có thể kiểm chứng.”
Ông Ulyanov cho biết quyết định của Iran là có thể dự đoán trước dựa trên dự luật được Quốc hội Iran thông qua hồi tháng trước.
Luật cho phép làm giàu uranium đến mức như trước năm 2015. Ông Ulyanov cho rằng động thái này vẫn có thể đảo ngược và kêu gọi các bên tham gia ký kết tập trung vào việc thực thi trở lại thỏa thuận một cách toàn diện.
Trước đó, Chính phủ Iran thông báo đã nối lại việc sản xuất uranium với độ làm giàu lên tới 20% mức tinh khiết tại cơ sở hạt nhân ngầm Fordow, vượt xa ngưỡng cam kết theo thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran ký với các cường quốc năm 2015.
Trao đổi với hãng thông tấn Mehr, người phát ngôn Chính phủ Iran, Ali Rabeie xác nhận: "Vài phút trước, quá trình sản xuất uranium với độ làm giàu lên tới 20% đã được khởi động tại tổ hợp làm giàu (uranium) Fordow."
Ngày 1/1, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết Iran đã thông báo với họ về dự định sản xuất uranium với độ làm giàu lên tới 20% mức tinh khiết, chiểu theo dự luật mà Quốc hội Iran thông qua mới đây.
Văn kiện này kêu gọi chính phủ nước này triển khai một số bước đi, trong đó có việc tăng cường hoạt động làm giàu uranium, trong trường hợp các quốc gia châu Âu tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 không bảo vệ được các lợi ích của Tehran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào lĩnh vực năng lượng và ngân hàng.
Quốc hội Iran cũng yêu cầu quốc tế ngừng tất cả các cuộc thanh sát các cơ sở hạt nhân của nước này.
Iran bắt đầu giảm các cam kết đối với thỏa thuận hạt nhân sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018, tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Tehran. Iran cho hay sẽ đảo ngược việc làm giàu urani nếu Mỹ tham gia trở lại thỏa thuận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định các công ty phương Tây có thể quay trở lại Nga nếu điều đó có lợi cho Moscow tại Đại hội lần thứ 20 của Tổ chức Business Russia diễn ra ngày 13/5.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 đã “chìa cành olive” cho Iran, khẳng định Washington muốn quốc gia Hồi giáo này trở thành "một đất nước tuyệt vời, an toàn và vĩ đại" nếu các nhà lãnh đạo của họ quyết định từ bỏ việc theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Mỹ sẽ giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị dưới 800 USD từ mức 120% xuống còn 54%, từ 14/5. Quyết định này được đề cập trong sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành hôm 12/5.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.
Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.
Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
0