Nam Phi ứng phó với chủng đậu mùa khỉ mới
Các nhà khoa học Nam Phi đang nỗ lực nghiên cứu chủng virus đậu mùa khỉ mới này trong điều kiện hạn chế về nguồn lực và thiết bị.
Tại Viện Quốc gia về bệnh truyền nhiễm ở Johannesburg, Nam Phi, các nhà nghiên cứu đang làm việc trong phòng thí nghiệm sinh học an toàn cấp cao để phân tích mẫu virus mới này.

Chủng virus đậu mùa khỉ mới có tên gọi Nhánh 1b, với khả năng lây lan nhanh chóng hơn chủng cũ. Các nhà khoa học phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm việc thiếu hóa chất cần thiết cho các xét nghiệm chẩn đoán cũng như sự thiếu nhận thức của người dân đối với căn bệnh này.
Ông Dimie Ogoina, Chủ tịch Ủy ban Ứng phó khẩn cấp với đậu mùa khỉ của WHO: "Chúng tôi đang làm việc mà không có đủ kiến thức cần thiết về lịch sử, động lực lây truyền, các yếu tố nguy cơ của đậu mùa khỉ. Về cơ bản, chúng tôi cần hiểu bối cảnh, cần hiểu căn bệnh này để có thể phát triển hoặc thiết kế các chiến lược phòng ngừa. Nhưng đây hiện lại là một hạn chế đáng kể".

Nam Phi ứng phó với chủng đậu mùa khỉ mới
Nhà dịch tễ học Salim Abdool Karim, Chủ tịch ủy ban tư vấn về đậu mùa khỉ của CDC châu Phi : “Tôi lo ngại vì đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục và nó có khả năng lây lan mạnh ở châu Phi. Điều chúng tôi đang cố gắng làm hiện nay là cố gắng thực hiện mọi biện pháp đồng bộ để ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra.”
Hiện các biện pháp để kiểm soát đậu mùa khỉ ở Nam Phi tương tự như kiểm soát bệnh lao, bao gồm xác định ca bệnh, truy vết tiếp xúc, tiêm vaccine và theo dõi điều trị.

Hiện cần có thêm nhiều nghiên cứu gấp, nhưng 3 nhóm theo dõi những đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi cho biết họ thậm chí không thể có được những hóa chất cần thiết để làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Chủ tịch Ủy ban tư vấn về đậu mùa khỉ thuộc CDC châu Phi cho hay khoảng một nửa số ca bệnh ở miền Đông Congo, nơi chủng 1b đặc biệt phổ biến, chỉ được các bác sĩ chẩn đoán mà không được xác nhận bằng xét nghiệm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người.
Kế hoạch dự kiến được triển khai thực hiện từ tháng 9 năm nay đến tháng 2/2025, đòi hỏi kinh phí 135 triệu USD. Kế hoạch này dựa trên các khuyến nghị do Tổng Giám đốc WHO đưa ra, tập trung vào việc thực hiện các chiến lược giám sát, phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó mạnh mẽ.
New Delhi đã phải cho đóng cửa 21 sân bay trên khắp miền Bắc và Tây Bắc để đảm bảo an toàn, đồng thời đặt các bang biên giới với Pakistan trong tình trạng báo động đỏ, sau khi Pakistan đe dọa đáp trả chiến dịch quân sự mới đây của Ấn Độ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin tại điện Kemlin, nhân dịp tham dự các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng ngày 8/5.
Ngày 24/6/1945, Quảng trường Đỏ ở Moscow trở thành tâm điểm của thế giới khi Hồng quân Liên Xô tổ chức Lễ duyệt binh Chiến thắng đầu tiên, đánh dấu sự sụp đổ của phát xít Đức và vinh danh cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945). Đây không chỉ là một sự kiện quân sự mà còn là biểu tượng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô, của lòng quả cảm, sự hy sinh và niềm tự hào dân tộc.
Theo tờ The New York Times, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ công bố một thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh trong ngày 8/5, đây sẽ là thỏa thuận thương mại đầu tiên của Washington sau khi áp dụng chính sách thuế quan.
Ấn Độ và Pakistan đã nã pháo vào nhau qua đường ranh giới kiểm soát tạm thời ở khu vực Kashmir, tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có hàng loạt cuộc gặp với các lãnh đạo nước ngoài đến Moscow tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Hôm nay, 8/5, ông sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - người hiện đang thăm chính thức Nga.
0