Mỹ không cử nhà thầu đến bảo dưỡng F-16 cho Ukraine
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bác bỏ kế hoạch của Lầu Năm Góc về việc cử các nhà thầu Mỹ đến Ukraine để bảo dưỡng các loại vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, bao gồm máy bay chiến đấu F-16.
Theo tờ WSJ, cuộc tranh luận vốn đã kéo dài về việc cử chuyên gia Mỹ đến Ukraine để bảo dưỡng vũ khí do các nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Kiev đã trở nên gay gắt hơn sau khi lô sáu máy bay F-16 đầu tiên được chuyển giao cho Ukraine vào cuối tháng 7.
Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng đã xem xét đề xuất này từ quân đội, nhưng các quan chức nắm rõ cuộc thảo luận này đã nói với tờ WSJ rằng đề xuất này quá rủi ro.
“Cộng đồng tình báo đã nêu lên mối lo ngại về viễn cảnh Nga nhắm vào các nhà thầu Mỹ tại Ukraine”, một trong những nguồn tin nói với tờ WSJ.
Chính quyền Mỹ không loại trừ hoàn toàn khả năng cử các nhà thầu Mỹ đến Ukraine, nhưng điều đó sẽ không diễn ra trong thời gian tới, tờ báo cho biết. Hiện tại, Washington hy vọng các đồng minh NATO của mình ở châu Âu sẽ chịu trách nhiệm bảo dưỡng các máy bay phản lực do Mỹ thiết kế.

Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch và Bỉ, những quốc gia đã cam kết sẽ cung cấp cho Kiev hơn 80 chiến đấu cơ F-16, đã tuyên bố rằng họ sẽ tài trợ cho một hợp đồng tư nhân giữa một công ty bảo dưỡng dân sự và Không quân Ukraine.
“Chúng tôi hỗ trợ chính phủ Ukraine về mặt tài chính để thực hiện các hợp đồng với các đối tác tư nhân để xem liệu họ có thể duy trì hoạt động của máy bay trong tương lai hay không”, Tướng Onno Eichelsheim, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan cho biết hôm 28/8.
Tờ WSJ lưu ý rằng trước đây Ukraine từng gặp khó khăn trong việc bảo dưỡng các vũ khí khác do Mỹ cung cấp, như xe tăng Abrams M1 phải được vận chuyển ra nước ngoài để sửa chữa. Cũng theo tờ báo này, một chiếc F-16 cần “nhiều giờ phục vụ cho mỗi giờ bay”, với hàng chục nhân viên hỗ trợ phục vụ cho mỗi chuyến bay.
Đầu tuần này, Kiev đã xác nhận mất chiếc F-16 đầu tiên khiến phi công thiệt mạng. Truyền thông Ukraine cho biết các nhà điều tra đang xem xét những nguyên nhân có thể dẫn đến vụ tai nạn gồm các vấn đề kỹ thuật và lỗi của phi công. Tuy nhiên, nghị sĩ Mariana Bezuglaya của Ukaine tuyên bố rằng chiếc F-16 này đã bị một trong những hệ thống phòng không Patriot do Mỹ tài trợ cho Ukraine bắn nhầm.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngay lập tức đã sa thải Tư lệnh Không quân - Tướng Mykola Oleshchuck sau vụ rơi tiêm kích.
Hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc sử dụng F-16 trong cuộc xung đột sẽ khiến chúng trở thành “mục tiêu hợp pháp” đối với các lực lượng Nga. Ông đồng thời cảnh báo rằng những chiếc máy bay này sẽ bị tấn công ngay cả tại các sân bay bên trong các quốc gia NATO nếu chúng xuất kích từ đó để tấn công lãnh thổ Nga.
Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
0