Mỹ đã chi 1 tỷ USD cho 3 tuần không kích Houthi

Một tỷ USD là số tiền ước tính quân đội Mỹ phải bỏ ra cho chiến dịch tấn công lực lượng Houthi ở Yemen trong chưa đầy 3 tuần qua.

Theo hãng tin CNN, cuộc tấn công do Washington phát động vào ngày 15/3 đã tiêu tốn hàng trăm triệu đô la tiền đạn dược để tấn công lực lượng Houthi ở Yemen. Các loại vũ khí được huy động bao gồm một loạt tên lửa hành trình tầm xa, bom lượn dẫn đường bằng GPS và tên lửa Tomahawk.

Máy bay ném bom B-2 cũng được huy động để chống lại Houthi và một tàu sân bay cũng đang được triển khai tăng cường. Trong tuần này, Lầu Năm Góc sẽ chuyển thêm một số phi đội tiêm kích và hệ thống phòng không đến khu vực thuộc quyền quản lý của Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ.

Tuy một lực lượng lớn khí tài đã bị tiêu hao, Lầu Năm Góc vẫn không công khai mức độ ảnh hưởng của các đợt tấn công. Trên thực tế, chuyến không kích nhằm vào lực lượng Houthi đã vấp phải sự chỉ trích từ lưỡng đảng. Thậm chí Phó tổng thống Mỹ JD Vance cũng cho rằng đây là một sai lầm theo đoạn chat bị rò rỉ và được tờ The Atlantic đăng hồi tuần trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Các quan chức kinh tế cấp cao của Mỹ và Trung Quốc ngày 10/5 đã bắt đầu đàm phán cấp cao tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nhằm giải quyết những bất đồng về thương mại và thuế quan.

Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đóng cửa không phận trên khu vực thao trường quân sự và bãi phóng tên lửa Kapustin Yar từ ngày 12-13/5. Điều này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 cho biết, ông kỳ vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ sớm kết thúc cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua.

Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.

Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.