Mobifone có Chủ tịch mới
Ông Hiển sinh năm 1974, là thạc sĩ Luật tài chính ngân hàng tại trường Queen Mary, Đại học Tổng hợp London (Vương quốc Anh).

Trước khi được bổ nhiệm, tân chủ tịch Mobifone là Vụ trưởng Công nghệ và Hạ tầng thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ngoài ra, ông cũng làm việc tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) từ năm 2007 và trở thành phó tổng giám đốc năm 2014. Ông Hiển từng được SCIC giao làm đại diện phần vốn tại nhiều doanh nghiệp như FPT Telecom, Vinamilk...
Cùng với đó, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cũng ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-UBQLV điều động ông Nguyễn Mạnh Thắng, Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Năm 2021, tổng doanh thu MobiFone ước đạt 31.099 tỷ đồng, hoàn thành 103,6% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế ước đạt gần 4.960 tỷ đồng, hoàn thành 101% kế hoạch năm. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu công ty mẹ đạt 17,47%, hoàn thành 101% kế hoạch năm. Doanh thu data ước tăng trưởng từ 13%- 15%, đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu tài khoản chính toàn Tổng công ty.
Sang năm 2022, được xem là năm bản lề để MobiFone bắt đầu triển khai vào các lĩnh vực dịch vụ không gian mới. MobiFone đặt mục tiêu đạt doanh thu công ty mẹ hơn 30.000 tỷ đồng; tổng lợi nhuận công ty mẹ đạt khoảng 4.700 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2021.
Hệ sinh thái tài chính số đang trở thành mắt xích trong chiến lược phát triển Tổng công ty giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2035 với ba trụ cột chủ lực là Hạ tầng số, Nền tảng số và Dịch vụ nội dung số. MobiFone đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển thành doanh nghiệp công nghệ số có hạ tầng số chủ lực, hàng đầu quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số.


Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
0