Mặt bằng bán lẻ trung tâm TP.HCM ế ẩm
Biển treo "Cho thuê nhà" có thể nhìn thấy ở nhiều tuyến phố trung tâm TP.HCM như ở 407 Sư Vạn Hạnh, Quận 3; 201 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3; 192 Lý Tự Trọng, Quận 1; 42 Lê Lợi, Quận 1...
Ông Trần Trung Hiếu - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng địa ốc C.C.House, chia sẻ: "Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ mặt bằng kinh doanh bán lẻ, thứ nhất đó là dịch bệnh làm suy thoái kinh tế. Yếu tố thứ hai là do sự chuyển hóa lĩnh vực, hiện tại đa phần là chuyển hóa lĩnh vực thời trang. Mặt bằng có vị trí chiến lược có xu hướng tăng chứ không giảm vì người chủ nhà họ muốn chọn mặt gửi vàng, tìm những đơn vị có uy tín để gắn kết lâu năm".

Những quy định trong cấp phép liên quan đến phòng cháy chữa cháy cũng khiến các mô hình quán karaoke hay khách sạn nhỏ tại trung tâm thành phố có xu hướng thu hẹp. Mô hình kinh doanh thời trang, hàng tiêu dùng gặp khó khi khâu logistics đã được cải thiện, hàng hóa dễ dàng đến tận tay người tiêu dùng thông qua các trang bán hàng online, vai trò của cửa hàng vật lý không còn quan trọng nữa.
Nhu cầu người thuê là vậy, nhưng người có nhà cho thuê lại có cái lý của riêng mình, với việc điều chỉnh giá đất của Luật Nhà ở, nhiều mặt bằng đã tăng giá bán do vậy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bị chênh lệch khá nhiều.
Để một giao dịch thành công, đòi hỏi cả người thuê và chủ nhà có thiện chí tiến lại với nhau trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, với nhiều lý do ở hiện tại, có vẻ như cả hai bên đang gặp khó trong việc tìm tiếng nói chung. Chính vì vậy, trong ngắn hạn, trung tâm TP. HCM vẫn sẽ có nhiều mặt bằng đắc địa bị bỏ phí.
Theo Cục Thống kê TP.HCM, nửa đầu năm 2024, trong gần 26.000 doanh nghiệp mới thành lập thì có đến hơn 21.000 doanh nghiệp thuộc ngành thương mại, dịch vụ, với tổng vốn đăng ký gần 180.000 tỷ đồng.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực về đất đai, Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị yêu cầu cần có cơ chế, chính sách phù hợp kiểm soát biến động giá đất, nhất là giá đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp.
Các cơ quan quản lý và chuyên gia đã đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng nhà tái định cư sang nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện GPMB vẫn còn nhiều vướng mắc về pháp lý cần sớm được tháo gỡ.
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Ứng Hoà tiếp tục phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 41 thửa đất tại thị trấn Vân Đình.
Trên thực tế, nhà tái định cư và nhà ở xã hội có những điểm guống và khác nhau như sau.
Hành vi tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở có thể bị phạt lên tới 400 triệu đồng. Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập trong Nghị quyết vừa được HĐND thành phố Hà Nội thông qua.
Chính sách tiền tệ nới lỏng và lãi suất được điều chỉnh giảm đang tạo tâm lý tích cực cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang còn thiếu vốn.
0