Lựa chọn ngành học trong mùa tuyển sinh mới
Năm 2025 đánh dấu bước chuyển lớn trong giáo dục phổ thông và tuyển sinh đại học, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới lần đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đề thi phân hóa rõ ràng, có tính vận dụng cao, phương thức tuyển sinh đa dạng, cùng sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới trong kỷ nguyên số khiến không ít học sinh còn băn khoăn, thắc mắc. Trước những thay đổi đó, ngày hội hướng nghiệp – tuyển sinh đang trở thành một hoạt động ý nghĩa trong mùa tuyển sinh đại học năm nay.
Học sinh Quỳnh Trang theo học Tiếng Nhật từ lớp 10, kể từ đó Trang tìm hiểu thông tin tuyển sinh đại học liên quan đến ngôn ngữ và đất nước này. Tham gia vào sự kiện Ngày hội tuyển sinh của Trường Đại học Việt Nhật, Quỳnh Trang củng cố mong muốn học ngành Nhật Bản học của mình.
Học sinh Phan Quỳnh Trang, lớp 12A10, Trường THPT Kim Liên chia sẻ: "Em có thêm thông tin về những phương thức xét tuyển, phương thức tuyển sinh và đồng thời có thêm thông tin về những ngành học mới được bổ sung. Đối với em, đấy là những thông tin rất cần thiết để cho em có thể quyết định ngành học của mình sau này."
Học sinh Nguyễn Ngọc Anh, lớp 12, Trường THPT Mê Linh cho hay: "Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới phương thức xét tuyển và cách quy đổi điểm, em cũng khá phân vân với các phương thức mà mình chọn nên em đã đến đây để nhờ các anh chị khóa trước, cũng như là các thầy cô trong khoa giải đáp thắc mắc của mình".
Những vấn đề liên quan đến phương thức tuyển sinh và các ngành đào tạo mới, cơ hội việc làm trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi được thí sinh và phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Ông Nguyễn Hoàng Oanh, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: "Trường giữ nguyên các phương thức tuyển sinh, các ngành đào tạo mới liên quan đến khối kỹ thuật tiên tiến là kỹ thuật chip bán dẫn, điều khiển thông minh và tự động hóa cùng với chương trình về đổi mới sáng tạo toàn cầu".
Ông Kobayashi Yosuke, Trưởng đại diện Jica tại Việt Nam, chia sẻ: "Các chương trình mới, nhất là các chương trình về bán dẫn của trường Đại học Việt Nhật, sẽ giúp Việt Nam có thêm nguồn nhân lực chất lượng cao, để sớm đạt mục tiêu đến năm 2045 trở thành đất nước phát triển".
Bà Nguyễn Thị Như Huế, Phó Trưởng ban Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Sức hút vào ngành báo chí và truyền thông không có sự thay đổi lớn, dù xã hội có nhiều thay đổi".
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh cần tập trung chọn ngành xét tuyển thực sự đam mê và phù hợp năng lực, không cần quan tâm đến phương thức xét tuyển. Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ: "Tiếp tục như mọi năm, thí sinh không phải đăng ký phương thức xét tuyển mà chỉ việc chọn chương trình đào tạo, ngành đào tạo tại cơ sở đào tạo mà các em mong muốn. Còn phần mềm xét tuyển chung của Bộ sẽ cùng với các cơ sở đào tạo lựa chọn các phương thức xét tuyển mà các em có kết quả cao nhất, theo như đề án tuyển sinh của trường để lựa chọn các em vào học chương trình hay ngành đào tạo đó".
Ngoài ra, việc được trải nghiệm môi trường giáo dục đại học, tham gia các lớp học thử làm sinh viên… được đánh giá là cần thiết cho các lựa chọn tiếp theo của các em học sinh lớp 12.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0