Lời rao mang bao ký ức
Chiều nay, Hường sẽ chia sẻ với bạn những dòng tự sự của Thu An.
Ngày bé, nhà tôi ở miền quê heo hút người, lời rao của cô bán hàng rong là thứ tôi luôn ngóng trông. "Ai mua rau mua cá không?" Mẹ đang làm vườn đâu đó nghe được sẽ chạy ra ngoài ngõ đón mua đồ. Xe của cô bán hàng như một quầy tạp hóa thu nhỏ, đủ thứ từ thức ăn tươi sống tới các loại bánh trái. Đều đặn tầm chín, mười giờ sáng tiếng rao quen thuộc lại vang lên. Tôi khấp khởi theo chân mẹ, niềm vui lấp lánh trong mắt khi được mẹ mua cho chút quà vặt.

Quê tôi mùa khô nóng rát, chiều vàng nắng văng vẳng tiếng chuông leng keng kèm lời rao "ai kem không?" Thứ âm thanh ấy như một câu thần chú mê hoặc tôi. Ngày ấy, những người bán kem thường thu mua cả ve chai, không có tiền vẫn có thể ăn kem nhờ đổi đồng nát. Tôi hay đi lượm dép rách, giấy vụn, chai lọ bỏ đi để đổi lấy kem. Chỉ cần nghe tiếng leng keng cùng lời rao quen thuộc, tôi đợi sẵn trước nhà. Que kem bé xíu, đủ màu, mát lạnh tan ngay vào đầu lưỡi làm tôi lịm đi vì sung sướng.
Lớn lên, tôi xa núi dừng chân nơi phố thị. Đô thành níu chân tôi bởi nhiều điều mới mẻ và cả những lời rao giản dị. Nửa buổi sáng, cô gánh tàu hũ nóng đi ngang, giọng trong trẻo cất vang: "ai tàu hũ nóng đây". Những ngày thảnh thơi ở nhà, tôi sẽ mở cửa gọi ngay một chén tàu hũ nóng. Giữa trưa, trong những con hẻm sâu hun hút vang lên tiếng rao của mấy bác chuyên mài dao kéo: "ai mài dao mài kéo đây". Thỉnh thoảng lọt thỏm dưới mái hiên là tiếng rao của một cô thu mua ve chai: "ve chai bán không".

Đôi khi giữa buổi trưa vắng lặng là giọng cô bán chổi khắc khoải: "chổi không, chổi chà, chổi lông gà, chổi quét nhà, ai mua không". Xế chiều, giữa những cơn đói cồn cào chợt xe bánh chưng, bánh giò thơm phức mùi lá dong lá chuối ngang qua, cất tiếng rao thân quen "bánh chưng, bánh giò đây". Những buổi đêm tĩnh mịch, ánh đèn đã tắt, vang vọng đâu đó từ ngoài đường những tiếng rao quen thuộc đó.
Những lời rao dung dị nhớ thương ấy cất lên từ chất giọng của một bà người Bắc, một chị miền Trung hay có khi của một anh miền Nam. Tôi đoán mỗi lời rao là một phận đời miền quê nhọc nhằn kiếm sống…
Lời rao len lỏi cả vào trong giấc ngủ, ngang qua những giấc mơ chập chờn nhớ thương. Chợt nghĩ, một ngày nào đó, nếu không còn những lời rao….


Không biết từ bao giờ, Hà Nội luôn có những cuộc hẹn với các loài hoa. Và cũng không biết từ bao giờ, có người yêu các loài hoa ấy như chính tình yêu đối với Hà Nội.
Theo thời gian, có người dần hiểu ra rằng sẽ không bao giờ có thể tìm thấy một người hoàn hảo trong mắt mọi người xung quanh. Cô bắt đầu học cách chấp nhận chính mình giữa một thế giới vô vàn những điều không hoàn hảo. Và cô nhận ra rằng: yêu thương bản thân chưa bao giờ là đủ.
Thời gian là thứ công bằng nhất mà cuộc sống ban tặng cho mỗi con người. Nhưng có lẽ, điều đáng sợ nhất về thời gian không phải là nó cứ trôi đi mà chẳng chờ đợi ai, mà chính là việc nó có thể đưa mọi thứ vào lãng quên.
Năm nay thời tiết thật lạ kỳ. Giữa tháng Tư mà vẫn đợt gió mùa, trời trở lạnh. Cái rét nàng Bân chạm tới đầu hè…
Tháng Tư chạm ngõ, mang theo những tia nắng đầu hạ vàng ươm như mật ong rót xuống từng tán cây. Nắng nhẹ nhàng, chưa gay gắt, chỉ đủ để hong khô những giọt sương còn vương trên lá, đủ để làm bừng sáng những con đường ngập tràn hoa cỏ.
Có người chạm khẽ Hà Nội lần đầu vào một mùa hạ nóng rực lúc vừa kết thúc năm ba đại học. Với tính cách thích là nhích, hành trang ngày ấy của cô ngoài ví tiền thì chỉ còn vỏn vẹn một mảnh nhiệt huyết xê dịch cháy bỏng. Trong tưởng tượng của cô sinh viên Sài Gòn khi đó, Hà Nội là một khái niệm lạ lẫm vô cùng.
0