"Kiêng" quan hệ tình dục bao lâu sau khi khỏi COVID-19?

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, những người đã khỏi COVID-19 trước khi quan hệ tình dục vẫn nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như đeo bao cao su, đeo khẩu trang và tắm rửa sạch sẽ.
Veerawat Manosutthi, một chuyên gia y tế cấp cao tại Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan đã trích dẫn một nghiên cứu của Trung Quốc cảnh báo rằng tinh dịch có thể mang coronavirus, hãng tin Khaosod English của Thái Lan đưa tin.
Nghiên cứu mới cho thấy tinh dịch trên thực tế có chứa dấu vết của COVID-19
Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) vừa công bố kết quả nghiên cứu của Kompas. Báo cáo này cho biết, nghiên cứu đã phân tích tinh trùng lấy từ 38 bệnh nhân nam bị nhiễm COVID-19 ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Các mẫu tinh trùng được phân tích từ ngày 26/1- 16/2/2021. Kết quả phân tích cho thấy 16% trong số đó có sự hiện diện của virus.
Các tác giả của nghiên cứu viết: "Sự hiện diện của virus trong tinh dịch có thể phổ biến hơn so với hiểu biết hiện nay, cần đánh giá lại ý kiến cho rằng các virus chủng cũ hoàn toàn không có trong dịch tiết sinh dục".
Các tác giả cũng cho rằng, virus có thể đã xâm nhập vào tinh dịch qua đường máu, chứ không phải được nhân lên trong tinh hoàn.
Các nhà nghiên cứu cho biết vẫn chưa chắc chắn liệu coronavirus có thể lây truyền qua đường tình dục hay không, nhưng họ cảnh báo mọi người vẫn nên đề phòng vì các bệnh không lây truyền qua đường tình dục khác như Zika và Ebola đã được chứng minh là lây lan qua đường tình dục.
Thực tế vẫn cần thêm bằng chứng để xác định loại virus này có thể lây truyền qua đường tình dục hay không, do đó cặp đôi nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Bởi vì sự lây truyền COVID-19 có thể qua không khí đối với biến thể mới nhất và dạng giọt bắn, do đó từ khi bị nhiễm cho đến khi được tuyên bố là âm tính, các cặp đôi cần phải hoãn các hoạt động tình dục.
Nếu cặp đôi từng nhiễm COVID-19 và đã khỏi bệnh thì có nên quan hệ tình dục?
Đại dịch COVID-19 đã thay đổi nhiều thói quen, gồm cả việc tận hưởng những giây phút thân mật với bạn đời. Các cách thể hiện tình cảm như hôn, ôm và quan hệ tình dục bị hạn chế do liên quan đến sức khỏe.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, khi quan hệ tình dục nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như đeo bao cao su, đeo khẩu trang và tắm rửa sạch sẽ trước khi quan hệ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tải lượng virus là số lượng virus trong cơ thể ở mỗi người nhiễm COVID-19 không giống nhau.
Bác sĩ đa khoa Inez Putri, S.Ked giải thích: nếu cả hai người muốn tiếp tục quan hệ tình dục, hãy đảm bảo rằng cả hai người đều khỏe mạnh. Lý tưởng nhất là nên hoãn quan hệ tình dục cho đến khi cả hai vợ chồng đều khỏe mạnh và cơ thể ở trạng thái sung mãn.
Sau khi khỏi COVID-19, cặp đôi nên kiêng quan hệ tình dục trong 30 ngày để phòng ngừa.
Nếu cả hai người đều dương tính với COVID-19 và đã được tuyên bố là đã khỏi bệnh cũng không nên quan hệ tình dục ngay do tải lượng virus có thể xuất hiện hoặc truyền virus có tỷ lệ lây nhiễm cao cho bạn tình của họ.


Khi trẻ mắc cúm, sởi, phụ huynh thường quan tâm tới các biểu hiện của trẻ ở đường hô hấp như ho, sổ mũi, nghẹt mũi… nhưng chủ quan không chú ý các biểu hiện bệnh ở mắt.
Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho không ít các trường hợp trẻ tự gây thương tích cho bản thân. Theo các bác sĩ: trước và sau mỗi kỳ thi quan trọng, tình trạng trẻ tự gây thương tích nhập viện có xu hướng gia tăng.
Một trung tâm trị liệu tại Seoul, Hàn Quốc đang thu hút sự chú ý với phương pháp độc đáo - sử dụng cám gạo lên men kết hợp với thảo dược để tạo nhiệt, giúp giảm đau nhức cơ thể và căng thẳng.
Khi thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí thay đổi thất thường sẽ dễ khiến thức ăn ôi thiu, gây ngộ độc thực phẩm.
Bộ Y tế kêu gọi các địa phương đẩy mạnh tiêm chủng, đặc biệt là tiêm vét vắc xin sởi và khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
Cùng nhau rèn luyện, nâng cao thể lực, sức khỏe dẻo dai và sống vui, sống có ích là “phương châm hành động” của các thành viên Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời quận Hà Đông, Hà Nội.
0