Khai mạc Kỳ họp thứ 10, HĐND thành phố Hà Nội
Tới dự phiên khai mạc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thuý Ngần, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; đại diện các Ban của Quốc hội; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND TP; lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP....

Diễn ra từ ngày 7 đến 10/12, Kỳ họp cuối năm HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét 44 nội dung gồm 22 báo cáo và 22 nghị quyết.
Trong đó, bên cạnh việc xem xét các báo cáo thường lệ, HĐND TP sẽ xem xét các 4 báo cáo chuyên đề gồm: Báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2022; Kế hoạch đầu tư công năm 2023 và cập nhật, điều chỉnh; Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của TP Hà Nội; Kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm 2023-2025 của TP Hà Nội.
Kỳ họp cũng sẽ cho ý kiến về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của HĐND TP về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội; Kế hoạch về việc thực hiện kết luận của Thường trực HĐND TP tại phiên giải trình về quản lý, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu đô thị, khu nhà ở có quy mô từ 2 ha trên địa bàn TP.

Tại Kỳ họp này, HĐND TP cũng xem xét, thảo luận nội dung của 22 nghị quyết, trong đó có 9 nghị quyết thường lệ và 15 nghị quyết chuyên đề. Các nghị quyết chuyên đề như: Nghị quyết về Chương trình phát triển thanh niên TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết Thành lập Đoàn giám sát của HĐND TP về việc thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với việc xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của TP Hà Nội. Cho ý kiến về Nghị quyết Quy định “chế độ đãi ngộ, hỗ trợ Nghệ nhân, Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội” và “chế độ hỗ trợ đối với nghệ sỹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ ưu tú”; tập thể, cá nhân đạt giải thưởng cao nhất tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc, quốc tế”....

Nghị quyết Quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân người có công trên địa bàn TP Hà Nội; Nghị quyết Quy định nội dung và mức tặng của TP Hà Nội tới các đối tượng nhân dịp Tết nguyên đán; kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, ngày Quốc khánh 2/9, ngày Quốc tế Thiếu nhi và Tết Trung thu...
Kỳ họp sẽ dành 1 ngày (ngày 9/12) để HĐND TP thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và những vấn đề dân sinh bức xúc mà Đại biểu HĐND TP cùng đông đảo cử tri, dư luận và Nhân dân Thủ đô quan tâm. Trong đó, dự kiện tái chất vấn việc thực hiện các kết luận sau giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND, Thường trực HĐND và những cam kết, lời hứa của UBND TP và một số cơ quan của TP. Đồng thời, chất vấn nhóm vấn đề về bảo vệ môi trường trong hoạt động xử lý nước thải; về thoát nước; về công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch trên địa bàn TP.
Trong phiên thảo luận của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ngày 9/5 về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đã nêu ý kiến về việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu – một mặt hàng thiết yếu trong đời sống người dân và sản xuất.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số, phân cấp mạnh hơn cho địa phương, đặc biệt là siết chặt tình trạng “vốn ảo”, mua bán hóa đơn trái phép.
Tờ trình của Chính phủ khẳng định, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch là cần thiết và cấp bách để phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, phát huy tự chủ, sáng tạo; đồng thời xử lý các vướng mắc, chồng chéo trong thực tiễn.
Ngày 9/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ năm trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, khóa XV, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến công tác lập pháp, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy định quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán hóa chất, đặc biệt là hóa chất đặc biệt nguy hiểm như xyanu trong buổi họp ngày 8/5.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào chiều 8/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về ba dự án luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; và Luật Thanh tra (sửa đổi).
0