Sửa Luật Doanh nghiệp để siết vốn ảo, thúc đẩy môi trường đầu tư

Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số, phân cấp mạnh hơn cho địa phương, đặc biệt là siết chặt tình trạng “vốn ảo”, mua bán hóa đơn trái phép.

Sáng 9/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh sự cần thiết sửa luật để tăng tính thực chất trong đăng ký doanh nghiệp, đề xuất giao rõ trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh trong hậu kiểm, qua đó kiểm soát doanh nghiệp “ma”, ngăn thất thu ngân sách và bảo vệ môi trường đầu tư.

Trình bày Tờ trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, việc sửa đổi lần này xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước. Dự thảo đặt ra ba nhóm mục tiêu chính:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, minh bạch.

Thứ hai, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả trong thực thi pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang thay đổi nhanh chóng.

Thứ ba, phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.

Dự thảo luật thể hiện rõ định hướng thể chế hóa các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tinh thần cốt lõi là tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, công khai, minh bạch.

Một điểm nhấn quan trọng của dự thảo là việc đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính. Cụ thể, yêu cầu nộp phiếu lý lịch tư pháp khi đăng ký doanh nghiệp sẽ được bãi bỏ, giúp giảm gánh nặng thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thay vì phải lập tài khoản đăng ký kinh doanh, định danh điện tử cá nhân và tổ chức sẽ thay thế toàn bộ giấy tờ truyền thống. Giải pháp này không chỉ tăng tốc độ xử lý hồ sơ mà còn phù hợp với xu thế số hóa và cải cách hành chính.

Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định về khai báo chủ sở hữu hưởng lợi, theo Khuyến nghị 24 của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF). Theo đó, khi có thay đổi thông tin chủ sở hữu hưởng lợi, doanh nghiệp phải cập nhật trong vòng 10 ngày. Việc này có thể làm tăng nhẹ chi phí tuân thủ, nhưng sẽ không tạo áp lực lớn bởi hiện có hơn 93% hồ sơ đăng ký qua mạng và đã được miễn lệ phí.

Báo cáo thẩm tra: Kiểm soát vốn “ảo”, tăng trách nhiệm địa phương

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Văn Mãi đánh giá cao sự chủ động cụ thể hóa chủ trương phân cấp trong đăng ký, quản lý doanh nghiệp.

Theo ông Mãi, Luật Doanh nghiệp hiện hành đã trao quyền cho Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Dự thảo lần này tiếp tục theo hướng phân quyền mạnh hơn, giao rõ trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh trong nhiều khâu: từ đăng ký, hậu kiểm, đến phối hợp quản lý sau đăng ký.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi.

Khoản 3 Điều 215 trong dự thảo được sửa đổi, bổ sung nhằm trao quyền cho UBND cấp tỉnh chủ động thanh tra, kiểm tra hoạt động doanh nghiệp, từ đó hạn chế tình trạng khai khống vốn điều lệ, lập doanh nghiệp “ảo” hoặc gian lận hóa đơn.

Báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra thực trạng đáng lo ngại: nhiều doanh nghiệp đăng ký tăng vốn “ảo” để đủ điều kiện thành lập công ty đại chúng, hoặc sử dụng danh nghĩa doanh nghiệp để phát hành, mua bán hóa đơn trái phép, trốn thuế, thậm chí vay vốn ngân hàng không đúng quy định.

Siết góp vốn: từ “niềm tin” đến quy định chặt chẽ

Trước những lỗ hổng về góp vốn, cơ quan thẩm tra kiến nghị bổ sung quy định chặt chẽ hơn về thủ tục đăng ký vốn, bao gồm: điều kiện góp vốn, định giá tài sản góp vốn, năng lực tài chính của cá nhân, tổ chức tham gia.

“Cần bổ sung chế tài xử lý trường hợp doanh nghiệp không góp đủ vốn đúng thời hạn đã đăng ký, đồng thời siết chặt cơ chế hậu kiểm để đảm bảo tính thực chất trong góp vốn”, báo cáo nêu rõ.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

Một số ý kiến đề xuất cần có thêm giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của cá nhân, tổ chức khi đăng ký góp vốn, tránh tình trạng “góp vốn bằng niềm tin” - một thực trạng phổ biến dẫn đến rủi ro trong môi trường đầu tư.

Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển căn bản trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, vừa giảm thủ tục, vừa tăng cường kiểm soát và minh bạch hóa.

Việc siết chặt đăng ký vốn, tăng trách nhiệm chính quyền địa phương, thúc đẩy số hóa và nâng cao hiệu quả hậu kiểm sẽ góp phần chống thất thoát ngân sách, lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư chân chính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM sẽ tiên phong áp dụng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn so với các địa phương khác của cả nước.

Chiều 9/5, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - thiết chế báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại đầu tiên của thành phố.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân đã tham dự lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva.

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến nhà riêng trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng sớm đợt 19/5 tặng đồng chí Lê Thị Ngọc, 97 tuổi, đảng viên Đảng bộ phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm vào hôm nay, 9/5.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 9/5. Với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Viện Thông tin Khoa học xã hội đã hoàn thành việc sáp nhập Trung tâm Thông tin, thư viện Quốc tế thành Trung tâm Thư viện khối quốc tế, bước đầu triển khai mô hình quản lý thống nhất hệ thống thư viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.