Hà Nội, chọn vị trí đất đẹp để đấu giá

Nhiều địa phương tại Hà Nội đã rà soát quỹ đất đẹp, đầu tư hạ tầng đồng bộ để hấp dẫn các nhà đầu tư, qua đó hướng đến việc đạt mục tiêu thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Năm 2024, Thành phố Hà Nội có kế hoạch thu gần 32.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất. Đến nay, có không ít địa phương đã gần cán đích kế hoạch đặt ra và thậm chí, dự kiến sẽ vượt kế hoạch năm. Để đạt được kết quả trên, nhiều địa phương đã rà soát quỹ đất đẹp, đầu tư hạ tầng đồng bộ để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Ghi nhận tại huyện Phú Xuyên là một ví dụ. Khu Bờ Giếng Trên, thôn Kiều Đông, xã Đại Xuyên. Những thửa đất này được tổ chức đấu giá thành công, thu về gần 100 tỷ đồng. Đất nằm gần với đường tỉnh lộ 428, bên cạnh là diện tích hồ thông thoáng nên được nhiều người quan tâm.

Còn đây là khu đất ở Đồng Dọc Dưới, thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên. Huyện Phú Xuyên lựa chọn để đấu giá đất trong tháng 7 này với 73 lô, giá khởi điểm cao nhất trên 20 triệu đồng/m2.

Hà Nội, chọn vị trí đất đẹp để đấu giá

Dự kiến, giá được trả sẽ cao hơn bởi vị trí đắc địa, giáp với các trục đường khung như QL1A Phú Xuyên - Cầu Giẽ; đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên. Đặc biệt, nơi đây kề cận với làng nghề giầy da và cụm công nghiệp làng nghề Phú Yên.

Năm 2024, thành phố giao chỉ tiêu đấu giá đất cho Phú Xuyên là 287 tỷ. Để hoàn thành, ngay từ đầu năm, huyện đã tập trung vào công tác quy hoạch vị trí đấu giá tại các trục giao thông chính và khu vực các xã có làng nghề để tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng.

Thành phố Hà Nội có kế hoạch thu gần 32.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất.

6 tháng đầu năm, Phú Xuyên đã tổ chức đấu giá được 187 tỷ đồng, đạt 65 % kế hoạch. Năm 2023, huyện cũng thu được 273 tỷ đồng đấu giá quyền sử dụng đất, vượt 61% chỉ tiêu Thành phố giao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.

Sau hơn hai năm thi công, tuyến đường Lê Quang Đạo (TP. Hà Nội) kéo dài - một trong những công trình giao thông trọng điểm đang dần được hoàn thiện và sẽ thông xe toàn tuyến vào ngày 19/4.