Gìn giữ ca trù Việt

Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.

Đến thôn Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) không chỉ được thưởng thức món bánh chưng truyền thống thơm lừng mà còn được nghe những câu ca trù đặc sắc. Được mệnh danh là "nôi của ca trù" nên dù cuộc sống hiện đại tác động mạnh mẽ, tiếng ca ở Lỗ Khê vẫn bảo tồn, phát triển.

Học nghề từ những năm 1990, trải qua 35 năm, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Điền vẫn luôn nặng lòng với nghề. Ca trù vốn kén người nghe. Đa dạng với 36 làn điệu, trong đó có 5 thể cách, các ca nương hát ngoài việc cảm được làn điệu, thể cách còn phải hiểu được nghĩa của chữ Nôm thì mới thấy được sự sâu sắc của bộ môn nghệ thuật này.

Trước năm 1945, thế hệ vàng của ca trù Lỗ Khê nổi danh rất nhiều ca nương như Nguyễn Thị Hào, Nguyễn Thị Thiều, Phạm Thị Mùi,… hoặc là những kép đàn Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Văn Sơn,… Sau đó, do ảnh hưởng của chiến tranh, ca trù bị lắng xuống trong một thời gian tương đối dài. Năm 1995, chính quyền thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà đã khôi phục lại ca trù và thành lập CLB ca trù Lỗ Khê.

CLB sinh hoạt một tháng hai lần, để chọn được một nghệ nhân là cả một quá trình đào tạo, rèn luyện rất vất vả. Bộ môn này cực kỳ khó, hát phải luyến láy, tròn vành, rõ chữ. Ngoài ra người hát còn phải gõ phách. Có người hát được thì không gõ phách được, có người gõ được lại hát kém. Để giữ lại “vốn liếng” cho thế hệ sau, CLB Lỗ Khê còn tìm trong các văn bản cũ về nghệ thuật ca trù rồi phiên âm ra tiếng Việt. Các tài liệu được các nghệ nhân biên soạn gồm: Ca trù hát Cửa đình (các bài hát của giáo phường xưa), sưu tầm được 40 thể loại bài hát Cửa đình với nội dung còn nguyên vẹn; đồng thời, ghi chép được 12 bài múa cổ, như: Múa tiên, múa bỏ bộ, múa tứ linh…

Ông Đỗ Mạnh Công - Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà, huyện Đông Anh cho biết: "Để gìn giữ và phát triển bộ môn nghệ thuật ca trù, trong thời gian qua, chính quyền xã ban hành các nghị quyết bảo tồn bộ môn này, thành lập CLB ca trù có 40 thành viên, 4 nghệ nhân ưu tú, một tháng sinh hoạt hai lần để đào tạo các nghệ nhân trẻ".

Hơn 600 năm tồn tại, tiếng ca nơi đây vẫn giữ nét riêng có, tự hào là một trong những trung tâm ca trù của cả nước. Từng câu ca, từng nhịp phách, từng tiếng trống trầu,… người dân nơi đây vẫn giữ trong mình ngọn lửa với nghệ thuật ca trù.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.