Giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động xăng dầu

Trước tình hình diễn biến thị trường xăng dầu trong nước còn nhiều phức tạp, hiện tượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngừng hoạt động còn xảy ra tại nhiều địa phương, để đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu cho hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các thương nhân đầu mối; công ty con, chi nhánh của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối hoạt động trên địa bàn có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung biên bản cam kết đã ký về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo nội dung chỉ đạo tại Công điện số 7196/CĐ-BCT ngày 12/11/2022 của Bộ Công Thương về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và ký biên bản cam kết với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Cùng đó, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường địa phương rà soát, kiểm tra việc cung cấp, bán xăng dầu của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với việc ngừng, không cung cấp xăng dầu.
Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương trong kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ hệ thống thương nhân kinh doanh xăng dầu ở tất cả mọi loại hình.
Bộ trưởng cũng yêu cầu, Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo, tổ chức công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu đối với các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu.
Nếu để xảy ra vi phạm trên địa bàn quản lý hoặc không hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ, Bộ Công Thương sẽ tiến hành tạm đình chỉ công tác đối với thủ trưởng cơ quan quản lý thị trường theo quy định.


Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.
Các chuyên gia kiến nghị, để có thể bứt phá vào năm 2025 cần có sự cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
0