Giải Nobel Kinh tế 2024 thuộc về ba nhà kinh tế Mỹ

Ngày 14/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế năm 2024 thuộc về ba nhà kinh tế học người Mỹ là Daron Acemoglu, Simon Johnson, James Robinson, với các nghiên cứu về cách thức các thể chế được hình thành và tác động đến sự thịnh vượng giữa các quốc gia.

Ông Daron Acemoglu và ông Simon Johnson làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts, Cambridge, còn ông James Robinson thuộc Đại học Chicago, Mỹ. Trong quyết định trao giải, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết nghiên cứu đoạt giải đã giúp chúng ta hiểu được sự khác biệt về sự thịnh vượng giữa các quốc gia.

Bằng cách xem xét các hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau xuất hiện trong thời kỳ thực dân châu Âu, ba nhà kinh tế đã có thể chứng minh mối quan hệ giữa các thể chế và sự thịnh vượng. Các ông cũng đã phát triển các công cụ lý thuyết có thể giải thích tại sao sự khác biệt trong các thể chế vẫn tồn tại và cách các thể chế có thể thay đổi.

Giải Nobel khởi nguồn từ sáng kiến của nhà phát minh người Thụy Điển Alfred Nobel. Trong di chúc, ông đã để lại tài sản của mình để tài trợ cho các giải thưởng dành cho những người, trong năm trước đó, đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại. Giá trị mỗi giải thưởng là 11 triệu crown Thụy Điển, tương đương khoảng 1,1 triệu USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran, ông Abbas Araqchi ngày 10/5 cho biết, Tehran sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân nếu mục tiêu của Mỹ là tước đoạt "quyền hạt nhân" của Iran.