Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo (Nhật Bản)
Ông Jorgen Watne Frydnes, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy ở Oslo đã ca ngợi nhóm này “vì đã chứng minh thông qua lời khai của nhân chứng rằng vũ khí hạt nhân sẽ không bao giờ được sử dụng nữa”.
Tổ chức Nihon Hidankyo, còn được gọi là Hibakusha, được thành lập bởi những nạn nhân sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945.
“Một ngày nào đó, những nạn nhân sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki Nhật Bản sẽ không còn là nhân chứng sống của lịch sử nữa”, Ủy ban cho biết khi công bố quyết định tại Oslo vào ngày 11/10.
“Nhưng với nền văn hóa tưởng niệm mạnh mẽ hiện nay và tính kế tục, những thế hệ trẻ ở Nhật Bản đang tiếp nối truyền thống và truyền bá thông điệp của những nhân chứng sống”, báo cáo của Ủy ban này cho biết thêm.

Ủy ban Nobel ca ngợi tổ chức Nihon Hidankyo không những đã giữ gìn bảo vệ điều cấm kỵ về hạt nhân, mà còn cho rằng đây là "điều kiện tiên quyết cho một tương lai hòa bình của nhân loại".
Ủy ban cho biết quyết định của họ nêu bật một thực tế đáng khích lệ là không có vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong chiến tranh trong gần 80 năm qua.
Tuy nhiên, cơ quan này thừa nhận rằng giải thưởng năm nay được trao khi “điều cấm kỵ đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân đang bị đe dọa”.
Khi công bố giải thưởng, ông Jorgen Watne Frydnes - Chủ tịch Ủy ban cho biết: “Những câu chuyện và lời kể của Hibakusha là lời nhắc nhở quan trọng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân là điều không thể chấp nhận được”.
Lễ trao giải Nobel Hòa bình sẽ diễn ra tại Tòa thị chính Oslo (Na Uy) vào ngày 10/12 tới. Người nhận giải Nobel Hòa bình sẽ được trao huy chương, chứng nhận và giải thưởng trị giá hơn 1 triệu USD.
Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.
Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.
Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.
Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện chuyến công du quan trọng tới ba quốc gia vùng Vịnh: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar từ ngày 10 đến 14/5/2025. Một trong những tuyên bố gây chú ý nhất trong chuyến đi này là quyết định dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Syria, quốc gia đã chịu đựng hơn một thập kỷ chiến tranh, xung đột và cấm vận.
0