Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với cước vận tải biển tăng
Chủ động ứng phó, chuyển đổi phương thức kinh doanh, thay thế phương tiện vận chuyển… là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang hướng đến.
Nhờ sử dụng hình thức xuất khẩu FOB - nghĩa là người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, do đó, dù giá cước vận tải biển liên tục theo thang, thế nhưng lượng đơn hàng và giá thành sản phẩm xuất khẩu của Công ty TNHH Ferroli Asean không bị ảnh hưởng nhiều.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với tăng cước vận tải biển.
Bà Đặng Thị Hoài, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ferroli Asean, cho biết: ''Bên tôi chủ yếu bán FOB nên phần cước biển sẽ do khách hàng chi trả, vì vậy với bên tôi sẽ không ảnh hưởng gì, nhưng với khách hàng chắc chắn sẽ ảnh hướng tới các quyết định của khách hàng. Nhưng họ cũng không có nhiều lựa chọn về cước vận tải''.
Lý giải nguyên nhân giá cước vận tải tăng mạnh trở lại, các đơn vị vận chuyển cho rằng áp lực đến từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, không quá khó hiểu khi các doanh nghiệp tăng tốc đặt container và tàu biển lúc này, kéo giá cước lên cao.
Ông Hoàng Việt Phương, Phó Giám đốc CTCP Giao nhận Vận tải Quốc tế Lacco, nhận định: ''Các doanh nghiệp xuất khẩu nên có kế hoạch đặt lịch sớm hơn.
Do cước vận tải biển tăng, chúng tôi cũng định hướng cho khách hàng chuyển sang đường sắt hoặc đường hàng không, nhưng chi phí bằng đường hàng không rất cao chỉ phù hợp với hàng hóa giá trị lớn và cần gấp, còn với những hàng hóa khác có thể đi bằng đường tàu hỏa''.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay: ''Việt Namg là một quốc gia có hàng hóa xuất khẩu lớn, đặc biệt sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ, thì chúng ta luôn luôn phải tính đến cũng như có phương án dự phòng thích hợp, chủ động lên phướng án đàm phán với các đối tác trong khu vực để giãn thời gian giao nhận hàng, mặt khác DN nên mua bảo hiểm cho yếu tố chậm trễ trong giao nhận cũng cần thiết''.
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tăng cường giám sát giá dịch vụ tại cảng biển và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển; đề nghị các hiệp hội ngành hàng nâng cao vai trò, tập hợp các doanh nghiệp thành viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch vận tải, làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu, giảm tối đa tác động của giá cước, nhất là trong giai đoạn thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay.


Cùng với các giải pháp cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho toàn thành phố, ngành điện Thủ đô đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của công nghệ vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Động thái tạm dừng áp thuế trong 90 ngày và áp mức thuế đối ứng thấp hơn (chỉ 10%) của Mỹ đã giúp doanh nghiệp giảm bớt lo lắng, có thêm thời gian đám phán với đối tác cũng như tìm kiếm thêm thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.
Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
0