Doanh nghiệp xuất khẩu trước tác động chính sách thuế của Mỹ
Sản phẩm may mặc của Tổng Công ty May 10 xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch. Theo sắc lệnh áp thuế bổ sung mới của Mỹ, hiện chưa có sản phẩm dệt may. Mặc dù vậy, Công ty vẫn nhận định đây có thể vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với ngành.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết: “Đây có thể là thách thức trong thời gian tới. Nhưng hiện nay, với việc chính quyền Donald Trump mới áp thuế bổ sung vào hai nước láng giềng là Canada và Mexico cũng như Trung Quốc là một nước xuất siêu vào Mỹ, chúng tôi đánh giá đây là một cơ hội rất lớn cho ngành dệt may của Việt Nam để có thể tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào Mỹ”.
Theo các chuyên gia kinh tế, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở một phương diện nào đó có tính tương đồng với hàng hóa Trung Quốc. Nếu Mỹ đánh thuế nặng đối với một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, thì rõ ràng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế nhận định: “Rõ ràng việc đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu của chúng ta tăng lên. Ở một phương diện nào đó, nó gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của chúng ta. Nhưng chúng ta biết rằng, họ đánh thuế là đánh thuế với tất cả các quốc gia nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ. Vì thế, nếu như năng lực cạnh tranh của chúng ta không đổi thì hoạt động xuất khẩu của chúng ta vẫn bình thường”.
Những chính sách liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ, liên quan đến chính sách của Mỹ sẽ ít nhiều cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu và trong đó có xuất khẩu. Vì thế các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có các chiến lược phù hợp để thích ứng linh hoạt hơn với tình hình thương mại toàn cầu, bảo đảm sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Các chuyên gia cũng nhìn nhận, những chính sách thuế mới của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam. Kênh đầu tư này cũng có thể mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế quốc tế.


Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa thông báo tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8%, từ 2.103,11 đồng lên 2.204,07 đồng/kWh (chưa VAT). Đây là lần điều chỉnh đầu tiên năm 2025, sau 8 tháng giữ nguyên, tương đương mức tăng tháng 10/2024.
Tổng cầu tăng từ doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng mạnh bốn tháng đầu năm nay, không chỉ phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư đã dần quay trở lại, mà còn tạo dư địa cho doanh nghiệp nội vươn lên.
Một đợt tăng giá mạnh của các loại tiền tệ châu Á đang thúc đẩy nhu cầu về tài sản và các sản phẩm ngoại hối, trong bối cảnh các nhà đầu tư tìm kiếm các lựa chọn an toàn và nhu cầu phòng ngừa rủi ro tăng lên.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh ghi nhận doanh thu quý I/2025 đạt 924,9 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc doanh thu từ mảng bán bất động sản giảm 18,8%, còn 666,3 tỷ đồng.
Trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc, với chỉ số VN-Index tăng 41 điểm, lên 1.267,3 điểm. Đà tăng chủ yếu diễn ra trong bốn phiên đầu tuần, nhờ tâm lý lạc quan khi hệ thống giao dịch mới KRX chính thức vận hành từ ngày 5/5.
Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét thông qua đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026. Trên thực tế, qua 5 lần giảm 2% thuế VAT từ năm 2022 đến nay, chính sách này đã cho thấy những tác động tích cực.
0