Đa dạng các hoạt động giáo dục di sản tại Hà Nội
Với không gian rộng lớn khoảng 54.000 m², Bảo tàng Hà Nội không chỉ là nơi trưng bày các hiện vật lịch sử, mà còn trở thành lớp học trực quan sống động. Mỗi trải nghiệm đều mang đến những kiến thức mới mẻ về đời sống và văn hóa của cha ông, giúp học sinh hiểu hơn về những giá trị truyền thống còn lưu giữ đến ngày nay.
Tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hiện đã triển khai tới 30 chương trình dành riêng cho học sinh từ mầm non đến THPT. Không gian linh thiêng của trường đại học đầu tiên tại Việt Nam trở thành nơi kết nối thế hệ trẻ với quá khứ vàng son của nền khoa cử nước nhà.
Việc ứng dụng di sản vào giáo dục theo hướng trực quan và trải nghiệm là một bước đi quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Quan trọng hơn, khi hiểu được giá trị của những công trình kiến trúc, những linh vật truyền thống hay những nghề thủ công cổ xưa, học sinh sẽ dần hình thành ý thức giữ gìn và trân trọng di sản dân tộc. Đây chính là nền tảng quan trọng để thế hệ trẻ trở thành những người có trách nhiệm với lịch sử và văn hóa nước nhà.


Vòng chung kết cuộc thi UEB Business Challenges mùa 7 đã diễn ra tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong chiều 20/4, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất.
Hơn 2.000 học sinh đến từ các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Đan Phượng đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chủ đề: Phân tích dạng bài Đọc hiểu số 1 và luyện tập. Giáo viên Lê Phương Lan -Trường THPT chuyên Sơn Tây - Hà Nội.
Mùa tuyển sinh năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chính thức bỏ xét tuyển tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) ở phương thức xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Chủ đề: Phương pháp tọa độ trong không gian. Giáo viên Phạm Anh Toàn - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 công lập theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đề thi các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh đều có điểm mới so với những năm trước.
0