Hà Nội đưa giáo dục địa phương vào các trường học

Đưa nội dung giáo dục địa phương vào các trường học trên địa bàn thành phố được đánh giá có ý nghĩa và tầm quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử, văn hóa; giáo dục những giá trị sống tốt đẹp của Thủ đô, đất nước cho học sinh, đồng thời tăng cường khả năng lồng ghép, tích hợp kiến thức của giáo viên. Tùy theo từng cấp học, nội dung giáo dục địa phương được xây dựng phù hợp, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và vận dụng của học sinh.

Giáo dục địa phương tại một số trường học trên địa bàn thành phố

Kế hoạch kháng chiến quân Tống xâm lược của vua tôi Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt được các bạn học sinh trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên thể hiện đặc sắc trên sân khấu đình Phúc Xá - nơi thờ tự và là quê hương Việt Quốc công Thái úy Lý Thường Kiệt. Bằng nét diễn hồn nhiên, nhưng đầy sự tự hào, các em học sinh đã có thêm nhiều kiến thức lịch sử giá trị.

Tiết học giáo dục địa phương tuy diễn ra vỏn vẹn trong một buổi sáng, nhưng đã được nhà trường chuẩn bị công phu với nhiều hình thức.

Hà Nội - Đưa giáo dục địa phương vào các trường học

Bà Đào Thị Hoa - Trưởng Phòng Giáo dục quận Long Biên cho biết: “Ngoài chương trình trên lớp, chúng tôi cũng triển khai theo Kế hoạch của UBND quận, cho học sinh lớp 3, lớp 6 tham quan 2 trong 6 di tích lịch sử của quận. Mục đích là giáo dục lòng yêu nước đối với học sinh ngoài chương trình học trên nhà trường”.

Bên cạnh đó, di tích Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã xuất hiện trong Hội trại xuân của trường THPT Khoa học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chính tay các bạn học sinh trang trí, thuyết minh về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các loại hình văn hóa nghệ thuật của thủ đô. Bằng cách làm sáng tạo, vừa học, vừa chơi, các kiến thức về Hà Nội đã thực sự đi vào đời sống của những cô cậu học trò.

Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại hội trại xuân của trường THPT Khoa học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Cô Hoàng Lan Hương - Giáo Viên Trường THPT Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Hà Nội là vùng đất nghìn năm văn hiến, đây là nơi hội tụ tinh hoa từ ngàn đời. Học sinh không chỉ cần được biết tri thức về lịch sử văn hóa, mà còn cần không gian để làm sống lại các giá trị lịch sử trong đời thường”.

Hà Nội tiên phong trong giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh

Những năm qua, các trường phổ thông của Hà Nội đã thực hiện từ tích hợp đến dạy độc lập nội dung địa phương Hà Nội vào các môn học trong nhà trường phổ thông. Hà Nội cũng là địa phương tiên phong đi đầu trong cả nước dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh Hà Nội.

Xuất phát từ đặc thù, điểm đặc biệt của Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước thì mỗi công dân cần hiểu biết về địa phương mình sống, bao gồm lòng tự hào và cả trách nhiệm đối với Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.