Chưa bắt buộc dạy 2 buổi/ngày với cấp THCS và THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khảo sát nghiên cứu, chưa có tuyên bố về việc học sinh THCS, THPT bắt buộc phải học 2 buổi/ngày, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết.

Những ngày gần đây, thông tin về việc học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ phải học 2 buổi/ngày nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, hiện nay, Bộ mới đang tiến hành khảo sát, chưa có tuyên bố chính thức về việc này.

Dạy học 2 buổi/ngày không phải việc mới trong giáo dục. Để tổ chức tốt hoạt động dạy học 2 buổi/ngày, phải hội đủ 3 yếu tố bao gồm: đủ cơ sở vật chất; đủ số lượng giáo viên và có chương trình dạy học và tổ chức đủ các hoạt động trong 2 buổi, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. 

Bộ GD&ĐT đánh giá, hiện nay số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông dạy học 2 buổi/ngày tăng lên nhiều so với 5-10 năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như buổi 2 có nơi dạy kiến thức văn hóa, chủ yếu học kiến thức chứ chưa phải là kỹ năng và điều này gây áp lực cho học sinh. Do vậy, Bộ đang tổ chức rà soát, đánh giá lại hoạt động này, trên cơ sở đó có hướng dẫn chung toàn quốc, thực hiện với từng cấp học.

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Quan điểm là nâng cao chất lượng chính khóa; giảm áp lực học tập cho học sinh; bảo đảm mục tiêu giáo dục các cấp học đề ra; học sinh được phát triển phẩm chất năng lực toàn diện, không chỉ kiến thức phổ thông mà còn phát triển thể chất, tâm hồn, thể thao, AI, ngoại ngữ, tin học... phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của học sinh.

Đặc biệt, buổi học thứ hai phải trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh học sinh, còn buổi thứ nhất thực hiện các giờ học chính khóa, vì học sinh THCS, THPT có nhu cầu khác nhau. Định hướng nghề nghiệp hình thành, có em muốn có thêm kiến thức chuyển đổi số, có em muốn bổ trợ ngoại ngữ…"

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, nơi nào có điều kiện thì nên tổ chức học 2 buổi/1 ngày nhưng phải đảm bảo các yêu cầu, mục tiêu đề ra. Bộ sẽ sớm có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo mới nhất phù hợp với thực tiễn. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.