Bộ Y tế nói gì về ký cam kết nếu không tiêm vắc xin?
Xuất hiện tâm lý chủ quan với dịch
Tại cuộc họp báo ngày 27/6, Bộ Y tế thông tin, song song với việc Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan dịch bệnh, cuộc sống người dân trở lại bình thường, hiện nay đã xuất hiện tâm lý chủ quan, từ chối không đi tiêm vắc-xin tại nhiều địa phương.
"Nhiều người dân đã mắc Covid-19 không đồng ý tiêm các mũi vắc-xin tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết. Bên cạnh đó, cả nước có hơn 15 triệu người (khoảng 22,3%) đã tiêm mũi bổ sung vắc-xin phòng Covid-19, nhiều người trong số này không muốn tiêm mũi nhắc tiếp theo. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liều tiêm bổ sung thuộc liều tiêm cơ bản và không phải là liều tiêm nhắc"- GS Lân nói.
Trước nhiều ý kiến cho rằng, việc yêu cầu ký cam kết nếu không tiêm vắc xin là không có trong quy định. "Chúng ta biết ký cam kết là cam kết giữa 2 bên trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, thể hiện đặt vai trò cao hơn nữa. Việc ký cam kết nêu rõ trách nhiệm giữa các bên là cần thiết, đặc biệt là giữa chính quyền và người dân để rõ hơn các hoạt động của mình"- GS.TS Phan Trọng Lân nói.
Theo GS.TS Phan Trọng Lân nguyên tắc để thực hiện với cam kết là để nâng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Đối với một vấn đề được quan tâm như vắc xin thì việc ký cam kết nhằm nâng cao trách nhiệm của hai bên trong thực hiện yêu cầu phòng chống dịch. Cục trưởng Phan Trọng Lân cũng cho hay, thông điệp Tổ chức Y tế thế giới rất rõ, nơi nào chưa an toàn có nghĩa là vùng chưa tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và có nguy cơ kết hợp trở thành biến thể mới. "Một điều chúng ta thấy vắc xin khác nhau giữa đáp ứng với các biến thể nhưng vaccine làm giảm ca mắc COVID-19 nặng, tử vong"- GS.TS Phan Trọng Lân nói.

Vắc xin vẫn có hiệu quả với biến thể phụ mới của Omicron
Tại cuộc họp báo, GS.TS Phan Trọng Lân thông tin thêm, thời gian qua, hệ thống giám sát phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam đã liên tục phát huy việc giám sát và qua giải trình tự gen cho thấy, hiện đã có sự xâm nhập biến thể phụ BA.5 của Omicron vào nước ta. Biến thể này có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ (BA.1 và BA.2).
"Việc xâm nhập này là tất yếu vì các nước ở châu Âu, Mỹ cũng đã ghi nhận, với sự giao lưu đi lại như hiện này thì điều này là bình thường. Bộ Y tế tiếp tục giám sát để có điều chỉnh các biện pháp chống dịch an toàn, hiệu quả"- GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vắc xin phòng COVID-19 nhắc lại theo khuyến cáo để có thể tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh.
Thông tin về tình hình tiêm vắc xin Covid -19 đối với trẻ từ 5- dưới 12 tuổi, Bộ Y tế cho biết: Tại các địa phương, tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thực hiện theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định tại trạm y tế xã/phường, bệnh viện, điểm tiêm lưu động và trường học với 2 loại vắc xin là Moderna và Pfizer. Các điểm tiêm chủng đều sẵn sàng để tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho mọi trẻ em trong độ tuổi.
Tính đến ngày 23/6/2022, cả nước có hơn 5,4 triệu trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (48,1%) được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 và hơn 1,4 triệu trẻ đã hoàn thành 2 mũi tiêm an toàn. Phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được ghi nhận với tỷ lệ khoảng 0,4%, thấp hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất, với các triệu chứng như: sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi...và thường tự hết sau vài ngày.
Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng, trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục lây lan. Tiêm vắc xin COVID-19 giúp trẻ tránh mắc bệnh, tránh các hậu quả lâu dài của bệnh, giúp trẻ đến trường an toàn, tham gia các hoạt động xã hội và phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em trong lứa tuổi này nhằm tăng độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 trong cộng đồng, giảm lây lan cho những người xung quanh, góp phần tích cực để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.


Nhằm bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người dân tham gia sự kiện diễu binh, Bộ Y tế đã có những khuyến cáo chi tiết, cụ thể.
Nhằm siết chặt an ninh, an toàn hàng không dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an quyết định nâng mức kiểm soát an ninh hàng không tăng lên cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay.
Hà Nội sẽ tăng hơn 3.200 tỷ đồng đối với 39 dự án, trong đó có nhiều dự án giao thông quan trọng.
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, công tác thi công đường cất, hạ cánh sân bay Long Thành giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo các đơn vị ưu tiên đảm bảo đủ điện, an toàn, liên tục cho dịp lễ 30/4 - 1/5.
Trong chuỗi 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, tại Hà Nội sẽ có nhiều hình thái thời tiết đan xen, song nhiệt độ sẽ cơ bản ổn định và duy trì mát mẻ.
0