Australia yêu cầu Quần đảo Solomon từ bỏ hiệp ước với Trung Quốc

(HanoiTV) - Ngày 13/4, Australia yêu cầu Quần đảo Solomon từ bỏ việc ký hiệp ước an ninh với Bắc Kinh, mà Canberra nghi ngờ là điều kiện tiên quyết để thiết lập sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở khu vực lân cận.
Một cảng nước sâu của Quốc đảo Solomon

Vào tháng trước, một dự thảo hiệp ước được tiết lộ, đề cập đến việc cho phép triển khai lực lượng an ninh và hải quân của Trung Quốc ở Solomons. Thông tin này đã gây lo ngại cho  Australia, Mỹ và các quốc gia Thái Bình Dương khác.

Bộ trưởng Australia phụ trách Thái Bình Dương Zed Seselja đã gặp Thủ tướng Manasseh Sogavare tại Honiara, Thủ đô của Solomons.

"Australia trân trọng đề nghị Solomons xem xét việc không ký thỏa thuận và tham khảo ý kiến ​​của các quốc gia khu vực Thái Bình Dương, trên tinh thần cởi mở và minh bạch của khu vực, phù hợp với khuôn khổ an ninh của khu vực các bên", Bộ trưởng Australia phụ trách Thái Bình Dương Zed Seselj nói.

Hồi đầu tháng 4, Thủ tướng Manasseh Sogavare đảm bảo rằng ông sẽ không cho phép xây dựng một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Solomons, nhưng điều đó là không đủ để xoa dịu nỗi e ngại của Australia và các đồng minh.

Dự thảo thỏa thuận đặc biệt quy định rằng cảnh sát vũ trang của Trung Quốc có thể được triển khai theo yêu cầu của Solomon để đảm bảo duy trì trật tự xã hội. Lực lượng Trung Quốc cũng sẽ được ủy quyền để bảo vệ an ninh của nhân viên Trung Quốc và các dự án chính của quần đảo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định các công ty phương Tây có thể quay trở lại Nga nếu điều đó có lợi cho Moscow tại Đại hội lần thứ 20 của Tổ chức Business Russia diễn ra ngày 13/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 đã “chìa cành olive” cho Iran, khẳng định Washington muốn quốc gia Hồi giáo này trở thành "một đất nước tuyệt vời, an toàn và vĩ đại" nếu các nhà lãnh đạo của họ quyết định từ bỏ việc theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Mỹ sẽ giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị dưới 800 USD từ mức 120% xuống còn 54%, từ 14/5. Quyết định này được đề cập trong sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành hôm 12/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.

Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.