83% mẫu Covid-19 tại TP.HCM là biến chủng mới

Kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn TP.HCM cho thấy có đến 83% số mẫu bệnh thuộc biến chủng phụ NB.1.8.1 hiện đang lưu hành tại nhiều quốc gia.

Sở Y tế TP HCM cho biết thông tin trên sau khi có kết quả giải trình tự gen do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) thực hiện trong tuần thứ 3 của tháng 5/2025.

Sở Y tế TP.HCM cho biết NB.1.8.1 là một biến thể phụ của XDV.1 biến chủng có nguồn gốc từ sự tái tổ hợp giữa hai biến thể JN.1 và XDE. Biến chủng này được ghi nhận lần đầu vào đầu năm 2025 và đến nay đã xuất hiện tại ít nhất 22 quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Singapore… 

Tuy đang dần trở thành biến chủng chiếm ưu thế tại một số quốc gia như Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa xếp NB.1.8.1 vào nhóm biến chủng nguy cơ. Cụ thể gồm: VUM (biến chủng cần theo dõi), VOI (biến chủng cần quan tâm) hay VOC (biến chủng đáng lo ngại). Các dữ liệu hiện tại cũng chưa cho thấy NB.1.8.1 có khả năng lây lan nhanh hơn hay gây bệnh nặng hơn so với các biến thể đã lưu hành trước đây.

Riêng tuần 20 (từ 12/5/2025 đến 18/5/2025), TP.HCM ghi nhận 26 ca, tăng 16 ca so với trung bình 4 tuần trước đó (10 ca/ tuần). Từ đầu năm 2025 đến nay, TP.HCM đã ghi nhận 79 ca bệnh COVID-19, trong đó có 43 ca điều trị nội trú và 36 ca điều trị ngoại trú, không có trường hợp bệnh nặng cần phải hỗ trợ hô hấp.

Theo các chuyên gia, sự xuất hiện biến thể mới NB.1.8.1 có thể là nguyên nhân gia tăng số ca bệnh Covid-19 tại TP.HCM trong những tuần gần đây, tương tự như ở một số nước trên thế giới trong thời gian qua. Đây là hiện tượng thông thường khi xuất hiện một biến chủng mới.

83% bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM mang biến thể mới NB.1.8.1.

Bộ Y tế cũng cho biết, hiện Covid-19 bắt đầu có xu hướng gia tăng cục bộ tại một số địa phương như Khánh Hòa (12 ca), Nghệ An (17 ca), Hải Phòng (54 ca), TP.HCM (79 ca) và cao nhất là Hà Nội với 192 ca.

Trước tình hình này, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân không hoang mang lo lắng nhưng không chủ quan trước các diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng.

Người dân tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp sau để chủ động phòng, chống bệnh Covid-19 như đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế; hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết); rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.
Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời; người dân đến và về từ các nước có số ca mắc Covid-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống Covid-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn TP.HCM cho thấy có đến 83% số mẫu bệnh thuộc biến chủng phụ NB.1.8.1 hiện đang lưu hành tại nhiều quốc gia.

"Hãy nói rằng con cần mẹ" - cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả - PGS.TS, chuyên gia tâm lý học Nguyễn Phương Hoa vừa được ra mắt.

Thế giới đang chứng kiến cuộc cách mạng trong y học bào thai, với những can thiệp giúp đảo ngược ngoạn mục tình trạng thai nhi.

Ứng dụng AI, giải trình tự gen hay y học phân tử là một trong những phương pháp tối ưu cần hướng tới trong điều trị ung thư.

Có tới 90% ca ghép tạng được thực hiện từ người hiến sống và chỉ khoảng 10% từ người cho chết não, phản ánh những khó khăn trong việc vận động hiến tạng sau khi qua đời.

Ứng dụng AI, giải trình tự gen hay y học phân tử là một trong những phương pháp tối ưu cần hướng tới trong điều trị ung thư.