Định kiến hiến tạng người đã khuất
Trước đây, rất hiếm khi có một người chết não được gia đình đồng ý hiến tạng. Nhưng hiện nay, chỉ trong 4 tháng đầu năm, đã có hơn 15.000 người đăng ký hiến tạng và hơn 30 gia đình đồng ý hiến tạng người thân sau khi chết não.
Tuy nhiên, có tới 90% ca ghép tạng được thực hiện từ người hiến sống và chỉ khoảng 10% từ người cho chết não. Điều này phản ánh những khó khăn trong việc vận động hiến tạng sau khi qua đời, chủ yếu đến từ tâm lý e ngại và định kiến đạo đức.
Chị Nguyễn Thị Hạ, phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Nhiều gia đình khi vận động, họ mắng chúng tôi. Gia đình họ đang đau thương như thế lại vận động hiến tạng.”
Việc tiếp tục mở rộng đồng thuận hiến tạng từ người đã qua đời vẫn gặp nhiều rào cản. Những người làm công tác vận động cần rất nhiều kiên nhẫn và thuyết phục.
Chị Trần Thị Ngọc, tỉnh Phú Thọ, chia sẻ: “Hiến tạng em trai nhưng cũng bị nói là bán tạng. Nhưng em vẫn nói với mẹ: nếu chồng con có tạng thì sẽ không phải chết. Nên mẹ em đã đồng ý để hiến tạng.”
Chị Chương Thị Lương, huyện Cam Đường, tỉnh Lào Cai, cho hay: “Khi em biết hiến tạng chồng mình sẽ cứu được 6 người, như vậy thì chồng em vẫn còn sống ở đâu đó trong cơ thể người khác. Nên em cũng thấy được an ủi.”
Từ tháng 10/2024, nhóm vận động hiến mô tạng của Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp cận 30 trường hợp tiềm năng chết não, nhưng chỉ có 3 gia đình đồng ý hiến tạng.
“Mặc dù công tác vận động hiến tạng gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là chìa khóa để có thêm nhiều bệnh nhân được ghép tạng. Hiện nhiều bệnh viện trên cả nước đã thành lập tổ tư vấn vận động người nhà bệnh nhân chết não hiến tạng. Tuy nhiên, chi phí cho công tác này hiện vẫn hoàn toàn do các bệnh viện tự chi trả”, Chị Nguyễn Thị Hạ chia sẻ thêm.
Các chuyên gia nhận định cần có một cơ chế tài chính ổn định để hỗ trợ hoạt động hiến và ghép tạng, nhằm lan tỏa ý nghĩa nhân văn của việc hiến mô, tạng.
PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm hiến, ghép mô tạng quốc gia, cho biết: “Đến nay, đã có gần 100 bệnh viện thành lập chi hội vận động hiến tạng. Cùng với sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền về nghĩa cử cao đẹp, số lượng người đăng ký hiến tạng ngày một tăng. Năm 2024 đánh dấu một kỷ lục mới với 39 người chết não được gia đình đồng ý hiến tạng – con số cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, so với số lượng người cần ghép thì vẫn còn quá ít.”


Nghị định 102 quy định quản lý dữ liệu y tế có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó, Điều 10 khoản 5 quy định sử dụng dữ liệu y tế để triển khai sổ sức khỏe điện tử.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất trong khu vực, với 182 nghìn ca mắc mới và 122 nghìn người tử vong mỗi năm.
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trở thành cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam triển khai chữ ký số cho bệnh nhân trong thanh toán viện phí từ ngày 22/5.
Sẽ thực hiện tiền kiểm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe và sữa - đây là một trong những kiến nghị được nhiều đại biểu đưa ra khi đề xuất phải sớm sửa Luật An toàn thực phẩm.
Điều trị ung thư đòi hỏi người điều dưỡng có nhiều đặc thù hơn so với các mặt bệnh khác, nhưng tỷ lệ điều dưỡng trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu so với nhu cầu chăm sóc của người bệnh.
Bộ Y tế thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế... trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại.
0