Xin chữ - cho chữ thời nay
Trở về Việt Nam ăn tết sau nhiều năm sinh sống ở Hà Lan, chị Lê Thị Lan Hương muốn tìm hiểu về những giá trị văn hoá của dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật thư pháp và tục xin chữ đầu năm. "Là một người sống ở nước ngoài và là một nhà giáo, mình cũng đang trên đường tìm lại gốc của tiếng Việt. Mình rất vui khi có nhiều người đang cùng bước trên con đường này", chị Hương chia sẻ.
Cũng có tình yêu với thư pháp và có mong muốn tìm hiểu về nguồn gốc của tục xin chữ, bạn trẻ Lê Quang Anh ở Thanh Xuân, Hà Nội, đã dự một buổi chia sẻ về thư pháp. Bạn Quang Anh cho biết: "Xin chữ đầu năm có hai ý nghĩa, một là thể hiện ước nguyện của người xin chữ, hai là thể hiện truyền thống ngày xưa với một phần ý nghĩa trừ tà".
Mỗi con chữ được viết ra chứa đựng mong ước tốt lành của cả người cho và người nhận. Đây là mạch nguồn để nghệ thuật thư pháp trở thành nét nhấn trong bức tranh mùa xuân và là món ăn tinh thần được nhiều người ưa chuộng trong mỗi dịp tết đến xuân về.
Theo nhà thư pháp Trần Quốc Chí - Chủ nhiệm CLB Thư hoạ Unesco Hà Nội, khi viết thư pháp, người viết cần huớng thiện, có suy nghĩ tốt và chỉ viết những điều có ý nghĩa tốt lành.
Ngày xuân đối với người Việt là khởi đầu của năm mới, cũng là khởi đầu của hy vọng và mong muốn tốt lành. Truyền thống xin chữ đầu năm góp phần duy trì dòng chảy văn hóa đẹp đẽ cho một dân tộc hiếu học và yêu văn hóa truyền thống như Việt Nam.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0