Xanh hóa ngành xây dựng cho phát triển bền vững

Trong nỗ lực thay đổi theo hướng “xanh hóa”, ngày càng nhiều công trình xanh được xây dựng; nhiều dự án, công trình đã sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp được sử dụng để sản xuất vật liệu không nung mỗi năm. 1.000 ha đất nông nghiệp được tiết kiệm, hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải được giải quyết. Đây đều là những điểm tích cực khi phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) xanh.

Theo thống kê của Viện Vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 40% nguồn năng lượng, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng, tác động không nhỏ đối với môi trường, đòi hỏi cần phải có sự chuyển đổi.

Trước những nguy cơ, Chính phủ đã kịp thời hành động với việc ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Bộ Xây dựng đưa ra chương trình phát triển vật liệu xây không nung mới, giai đoạn 2021-2030. Mới đây nhất, Bộ Xây dựng đã tổ chức Tuần lễ công trình xanh 2024, giới thiệu về các vật liệu mới, giúp nhiều người hiểu hơn về lĩnh vực đặc thù này.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang dần loại bỏ công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tiêu tốn nhiều tài nguyên, ô nhiễm môi trường, nhất là các vật liệu mà trong quá trình sản xuất có lượng phát thải tác động đến môi trường lớn như ximăng, sứ vệ sinh, kính xây dựng, gạch/đá ốp lát vôi công nghiệp.

Tuy nhiên, chi phí đầu tư, cải tạo dây chuyền, thiết bị hiện có cho phù hợp với việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng xanh là khá lớn, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân đối chi phí tài chính để đầu tư. Trong khi đó, khuôn khổ pháp luật hiện hành chưa có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp, nên chưa khuyến khích nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển vật liệu xây dựng xanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.

Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.