Áp dụng công nghệ để số hóa ngành xây dựng
Doji Tower - một công trình kiến trúc độc đáo tại Thủ đô. Đây là tòa nhà hình viên kim cương lớn nhất và điểm xuyết nhiều đá quý nhất Việt Nam
Với thiết kế mặt đứng phức tạp gồm nhiều hình khối độc lạ, việc triển khai thi công bằng phương pháp truyền thống sẽ kéo theo rất nhiều sai sót về thông số. Bởi vậy, Công ty thiết kế của dự án đã ứng dụng BIM (Mô hình thông tin công trình) - là một trong những giải pháp được nhiều công ty xây dựng đang áp dụng. Bởi, công cụ này đã giúp giảm thiểu lỗi từ con người trong việc tạo ra các bản vẽ kiến trúc và triển khai kỹ thuật xây dựng tòa nhà. Từ đó, các chuyên gia thiết kế sẽ tạo ra bản vẽ có độ chính xác cao, phức tạp và xây dựng mô hình tổng thể của tòa nhà. Nhờ đó các đơn vị thi công có cái nhìn trực quan và chi tiết từ đầu để tính toán được cụ thể từ vật liệu đến bố trí nhân công hợp lý khi thi công. Và công trình được đảm bảo tiến độ và chất lượng được nâng cao.
Anh Đào Khánh Lâm - Giám đốc Công ty Point Group cho biết: “Khi chúng ta đã chuyển đổi và áp dụng BIM chúng ta đi kèm với chuyển đổi số, chúng ta sẽ sử dụng công nghệ để chúng ta đưa ra các thông tin chính xác và đáng tin cậy, chúng ta sẽ giảm thiểu được các cái liên quan đến thời gian để xử lý các phần về thủ tục giấy tờ, hoặc các sai sót không đáng tin cậy."

Hiện nay, mô hình thông tin công trình đã được ứng dụng ở nhiều dự án quan trọng như Trụ sở Tập đoàn công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, Nhà ga hành khách cảng hàng không Quốc tế Phú Bài,…
Có thể thấy đối với ngành xây dựng, chuyển đổi số đồng nghĩa với việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và các công cụ tương ứng để số hóa dữ liệu dự án và quy trình quản lý. Đảm bảo sự liên kết thông tin giữa công trường và văn phòng, giữa công trường và kho, cũng như giữa các bộ phận khác nhau. Sự ứng dụng này không chỉ giúp số hóa bản vẽ và dữ liệu thiết kế xây dựng mà còn hỗ trợ các linh vực khác của ngành xây dựng như mua bán BĐS, vật liệu xây dựng nhằm cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác đến khách hàng.
Tại Việt Nam tháng 3/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 258 phê duyệt Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số nào cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Việc triển khai áp dụng mô hình thông tin công trình đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu khá lớn để cập nhật phần mềm, mua các thiết bị; đào tạo nhân viên và nâng cao năng lực cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Chi phí đầu tư ban đầu này có thể là một rào cản đối với các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ.
Không chỉ có mô hình thông tin công trình, công cuộc số hóa ngành xây dựng cũng đang diễn ra rất sôi nổi. Điều này góp phần rút ngắn thời gian, tăng độ chính xác và giúp nâng cao chất lượng công trình nhà ở tại Việt Nam. Song, quan trọng nhất vẫn là sự chung tay của các bên, từ doanh nghiệp đến Nhà nước, cùng nhau phát triển, tạo môi trường cạnh tranh minh bạch. Có như vậy, ngành xây dựng nói chung,thị trường bất động sản nói riêng của nước ta sẽ ngày càng phát triển vững mạnh và bền vững.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0