Xã hội thực sự nợ nhà giáo những lời tri ân
Phóng viên: Thông tư 29 đã thể hiện được trách nhiệm và tình yêu thương, hướng đến học trò bằng những quy định thiết thực. Không chỉ với học trò, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thể hiện trách nhiệm và bảo vệ đội ngũ của ngành giáo. Lâu nay, các trường hợp tiêu cực trong dạy thêm, học thêm khiến giáo viên chịu quá nhiều điều tiếng trước học sinh, phụ huynh và dư luận. Do đó trong quy định lần này, điều mà nhiều nhà giáo mong muốn là cái nhìn đúng đắn của dư luận và bảo vệ hình ảnh tôn nghiêm của nghề giáo và nhà giáo. Ông nhìn nhận như thế nào về câu chuyện này?
TS. Hoàng Trung Học: Tôi nghĩ rằng, xã hội thực sự nợ nhà giáo những lời tri ân. Nghề này có nhiều cái đặc trưng. Đặc trưng thứ nhất là cảm hứng làm việc, cảm hứng trong những giờ lên lớp của nhà giáo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quá trình giáo dục. Điểm thứ hai là chất lượng giáo dục đánh giá bằng những phẩm chất đạo đức, những năng lực của con người, mà muốn đánh giá được thì không thể chỉ trong 1-2 ngày, không qua một tiết học, giờ học, cấp học được, mà nó thậm chí phải trải qua một thế hệ. Vì vậy, Bác Hồ mới dạy là "vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Cảm hứng dạy học, lòng yêu nghề của nhà giáo cần phải được tôn vinh.
Trong nhìn nhận của tôi, đãi ngộ đối với nhà giáo vẫn chưa chưa tương xứng. Nếu chúng ta thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho phát triển, chúng ta phải có một sự đãi ngộ xứng đáng. Bởi vì nghề này không đo được sản phẩm ngay lập tức. Điểm quan trọng nhất là những nhà giáo giỏi phải là những nhà giáo dục có nhân cách tốt, đáng trân trọng. Chúng ta phải dành cho họ sự trân trọng đấy.
Thông tư 29 ra đời không phải làm giảm vai trò của người thầy trong nhà trường. Vai trò của các thầy cô vẫn được trân trọng. Chỉ có điều, người ta điều hướng và hạn chế những nguy cơ lạm dụng dạy thêm, học thêm theo hướng tiêu cực. Bỏ dạy thêm, học thêm thì điều đó đồng nghĩa với việc nhà giáo phải nỗ lực hơn nữa trong những giờ học. Thầy cô không tích cực, không chủ động, không hết lòng dạy học trò là sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các con.
Vậy nên, vai trò của các thầy, các cô bây giờ còn quan trọng hơn trong những giờ dạy chính khóa. Không dạy thêm nữa để các con phải tự học. Vậy thì thầy cô phải hướng dẫn tự học, phải thực hiện tốt cái vai trò của quản lý học sinh của mình. Tôi cho rằng, vai trò của một người thầy sẽ thiêng liêng hơn, giá trị hơn rất nhiều.
Phóng viên: Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng mới đây đã nhấn mạnh: Không thể chậm trễ hơn nữa trong quản lý dạy thêm, học thêm. Tinh thần là đồng tâm, đồng thuận, quyết liệt, hiệu quả, hướng tới học sinh, hướng tới bảo vệ giáo viên chân chính; quyết liệt khắc phục các hệ lụy của dạy thêm, học thêm tràn lan. Để làm được điều này và để Thông tư 29 thực sự đi vào cuộc sống, theo ông thời gian tới chúng ta cần làm gì?
TS Hoàng Trung Học: Thông tư 29 ra đời là cần thiết. Trong nhìn nhận của tôi, Thông tư 29 chỉ là điểm khởi đầu thôi. Bởi vì từ trước đến nay, trẻ quen học theo sự hướng dẫn và càng lớn lên thì mức độ học thêm, ôn luyện càng cao lên. Xét về mặt khoa học, phát triển con người, thì điều này thực sự không tốt. Bởi vì lẽ ra, càng lớn lên và trưởng thành bao nhiêu thì sự tự giác, năng lực tự học, khả năng tự sinh tồn, tự phát triển càng phải quan trọng. Tôi nghĩ rằng Thông tư 29 ngoài ý nghĩa tăng tính minh bạch, tính công bằng thì còn có một cái ý nghĩa rất quan trọng về mặt giáo dục. Đấy chính là quá trình tiếp cận hành vi học của học sinh theo hướng khoa học thực sự. Học sinh phải học được năng lực tự học, từ đó bắt đầu mới có năng lực sinh tồn và ý chí vươn lên để phát triển.
Tuy nhiên khi thực hiện Thông tư 29 này, nó tác động cực kì mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực. Người đầu tiên bị tác động mạnh mẽ chính là phụ huynh học sinh. Để tạo ra một sự phát triển thì Thông tư 29 chỉ nên là điểm khởi đầu thôi; còn để giải quyết được tận gốc, tận rễ mọi vấn đề và cả những vấn đề về tâm lý của phụ huynh thì chúng ta phải thay đổi thực sự toàn diện.
Chương trình học cũng cần phải được giảm tải. Điểm thứ hai là quá trình đánh giá học trò, đánh giá học sinh ở các kỳ thi chuyển cấp, các kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học cần phải đồng bộ theo. Chúng ta cũng coi trọng những kỳ thi, những cái kết quả về năng khiếu, về thể dục thể thao, về đạo đức của con người, về kỹ năng sống, về tinh thần... đều quan trọng như Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa thì khi đó, tự nhiên học trò sẽ phải học toàn diện và phụ huynh cũng không cần phải bắt các con đi học thêm nữa.
Nếu chúng ta vẫn tiếp tục đề cao, đánh giá con người theo bằng cấp thì sẽ tiếp tục thúc đẩy bệnh thành tích. Khi nào chúng ta đánh giá, sắp xếp công việc trả lương thực sự theo năng lực thì lúc ấy năng lực thực sự của con người sẽ được đề cao, nền giáo dục mới hướng tới năng lực thực và hướng tới một xã hội thực tài, thực nghiệm và đánh giá thực.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0